ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 30)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA HÌNH

2.1.2.1. Địa chất

Về mặt địa chất, Đà Nẵng nằm ở rìa c ủa miền uốn nếp Paleozoi được biết đến với tên gọi Đới tạo núi Trường Sơn - nơi mà những biến dạng chính đã xảy ra trong kỷ Than đá sớm. Cấu trúc địa chất khu vực Đà Nẵng gồm có năm đơn vị địa tầng chủ yếu, lần lượt từ dưới lên là: hệ tầng A Vương, hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm, hệ tầng Ngũ Hành Sơn và tr ầm tích Đệ tứ. Trong đó các hệ tầng A Vương, Long Đại, Tân Lâm có thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến và cát kết. Hệ tầng Ngũ Hành Sơn chủ yếu là đá vôi hoa hóa màu xám trắng. Trầm tích Đệ tứ bao gồm các thành tạo sông, sông - biển, biển, biển - đầm lầy có tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen muộn, chủ yếu là cát, cuội, sỏi, cát pha, sét pha,...Vỏ Trái Đất tại lãnh thổ thành phố Đà Nẵng bị nhiều hệ thống đứt gãy theo phương gần á vĩ tuyến và phương kinh tuyến chia cắt, làm giảm tính liên tục của đá, giảm độ bền của chúng, nhất là tạo nên các đới nứt nẻ tăng cao độ chứa nước. Đây là hiểm hoạ trong khi xây dựng các công trình.

2.1.2.2. Địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, đa phần ở độ cao 700 – 1500m, độ dốc lớn (>400). Đây là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Có thể chia địa hình thành phố thành 3 dạng chính:

a. Địa hình núi cao

Phân bố ở phía Tây và Tây Bắc thành phố (Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Ninh, Hòa Phú) có độ cao trung bình từ 500 – 1000m, gồm nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Đây là vùng địa hình có độ chia cắt mạnh, một số thung lũng xen kẽ với núi cao. Phía Bắc thành phố là dãy núi Bạch Mã với độ cao trung bình trên 700m với nhiều ngọn núi cao trên 1000m, như Hòn Ông (1072 m), đỉnh núi Bạch Mã (1444m), là biên giới tự nhiên giữa Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Về phía Tây Bắc có ngọn núi Mang cao 1712m là ngã ba biên giới của ba tỉnh thành Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng, nối liền với những ngọn núi hùng vĩ của dãy Trường Sơn. Phía Tây Nam có núi Bà Nà với đỉnh núi Chúa cao 1487 m. Phía Đông là biển Đông có dãy núi Sơn Trà án ngữ. Như vậy, cả phía Bắc, phía Tây và Đông Bắc đều có núi cao bao bọc.

b. Địa hình gò đồi

Phân bố ở phía Tây, Tây Bắc thành phố, gồm các xã Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Phong và một phần các xã Hòa Khương, Hòa Ninh của huyện Hòa Vang. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa núi cao và đồng bằng, đặc trưng của khu vực này là dạng đồi bát úp, bạc màu, các loại đá biến chất, thường trơ sỏi đá, có độ cao trung bình từ 50 - 100m. Ở đây còn có đồi lượn sóng, mức độ chia cắt ít, độ dốc thay đổi từ 30 -

23

80, vùng này có khả năng phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp, vườn rừng, vườn đồi.

c. Địa hình đồng bằng

Phân bố chủ yếu ở phía Đông c ủa thành phố, dọc theo các sông lớn: Sông Yên, sông Túy Loan, sông Cẩm Lệ, sông Cu Đê, sông Hàn và dọc theo biển. Địa hình đồng bằng bị chia c ắt nhiều và nhỏ, hẹp, có nhiều hướng dốc. Dọc theo bờ biển có nhiều cồn cát và bãi cát lớn như: Xuân Thiều, Hòa Khánh, Bắc Mỹ An,… Đây là vùng địa hình tương đối thấp, tập trung dân cư, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của Thành phố.

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 30)