XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu (Trang 56)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.5.XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN HIỆU QUẢ

3.5.1. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến quản lý chất thải rắn

- Xây dựng các chính sách giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn.

- Xây dựng các quy định về hoạt động tự nguyện nhằm giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương theo Luật bảo vệ môi trường 2014.

- Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh tới cấp huyện, cấp xã, trách nhiệm các cơ quan chuyên môn, trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý chất thải.

- Triển khai hiệu quả công cụ pháp lý trong công tác quản lý chất thải: xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trước khi hoạt động.

50

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành dự án xử lý chất thải sau khi xây dựng xong đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án xử lý chất thải.

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải nguy hại đầu tư các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải nguy hại theo hướng thân thiện môi trường nhằm phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại.

3.5.2. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác phân loại CTR tại nguồn

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng chưa thực hiện thành công phân lo ại rác thải tại nguồn nên chưa áp dụng và triển khai mạnh. Do đó, thành phố nhận thức rằng:

- Rác thải sinh ho ạt không được phân loại sẽ làm tổ n hao đáng kể nguồn tài nguyên quý giá của con người.

- Rác thải hữu cơ sinh ho ạt sẽ rất khó được tận dụng tái chế thành phân hữu cơ nếu không được phân loại tại nguồn.

Vì vậy, để công tác xử lý CTR tại thành phố Đà Nẵng có hiệu quả nhất thiết phải ban hành quy định của thành phố về thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Các đối tượng có liên quan bao gồm: hộ gia đình, cơ sở công nghiệp, các cơ sở du lịch dịch vụ, cơ sở y tế.

3.5.3. Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng

- Tuyên truyền thực hiện, tổ chức lại và nhân rộng mô hình” Phân loại rác thải hộ gia đình” do phụ nữ thực hiện.

- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn dư luận trong việc khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường, tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư.

- Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các c ấp mầm non, phổ thông, đ ại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp.

- Nâng cao nhân thức (trực tiếp, gián tiếp), tăng cường phối hợp giữa nhân dân và nhà cung cấp dịch vụ trong thu gom, vận chuyển, khuyến khích cộng đồng và các bên liên quan tham gia hoạt động tình nguyện.

- Tăng cường công tác truyền thông cộng đồng, c ải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình, thực hiện phong trào Ngày chủ nhật Xanh, Sạch, Đẹp để góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình “Ba có” của thành phố - trong đó có nội dung “Có nếp sống văn minh đô thị” .

51

3.5.4. Xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện công tác thu và vận chuyển chất thải tại thành phố Đà Nẵng thải tại thành phố Đà Nẵng

- Xây dựng chính sách huy động sự tham gia của tư nhân vào quy trình thu gom- cất giữ - rửa thùng - đặt thùng trên các tuyến phố nhằm giảm chi phí đầu tư và duy trì thực hiện thu gom rác theo giờ.

- Chính sách thu hút các thành phần kinh tế tư nhân kết hợp đầu tư thu gom các thành phần rác thải có thể tái chế bằng cách phân loại ngay tại khâu thu gom.

- Xây dựng chính sách nhằm xã hôi hóa công tác thu gom và vận chuyển CTR.

3.5.5. Giải pháp về công nghệ và khoa học

- Kết hợp việc thực hiện mô hình thu gom rác thải theo giờ với việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

- Kết hợp phân loại thủ công tại nguồn và phân loại bằng các thiết bị cơ giới tại các nhà máy tái chế, xử lý rác thải.

- Đưa vào vận hành nhà máy chế biến rác thành phân Compost và tái chế rác thải thành sản phẩm có thể tái sử dụng được.

- Quy ho ạch khu chưa rác thải y tế, rác công nghiệp và có phương thức xử lý phù hợp.

- Tận dụng chất thải xây dựng để phủ lấp rác thay thể việc đào đất làm ô nhiễm và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tận dụng khí Metan phát sinh từ rác thải tạo năng lượng phục vụ vận hành bãi rác. - Áp dụng nhân rộng các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường, phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải.

3.5.6. Đầu tư tài chính cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng

Việc thu gom, xử lý CTR nói chung và CTR công nghiệp nguy hại nói riêng tại thành phố hiện nay chưa được đầu tư thỏa đáng về công nghệ và vốn. Đầu tư cho công tác quản lý CTR còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Mức phí thu gom, xử lý CTR còn tương đối thấp, vì vậy việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR còn manh mún, tự phát và không hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới thành phố cần nghiên cứu xây dựng mức thu phí, lệ phí phù hợp và đ ầu tư thêm phương tiện thu gom rác thải để đ ảm bảo thu gom và vận chuyển rác thải đúng thời gian quy định và đảm bảo lộ trình đề ra. Đầu tư xây dựng trạm trung chuyển.

52

3.5.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra một cách toàn diện

- Xử lý nghiêm để đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật về quản lý CTR đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguồn thải lớn.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các bệnh viện.

- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra trách nhiệm của UBND cấp xã trong quản lý chất thải rắn sinh ho ạt và tình hình sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn các xã thành l ập tổ tự quản thu gom vận chuyển rác thải đến nơi quy định.

53

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp CTR cho Thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2016-2030, tôi có một số kết luận sau:

- Việc sử dụng GIS kết hợp với AHP trong nghiên cứu lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp CTR cho Thành phố Đà Nẵng đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Sử dụng các công cụ của phần mềm ArcGIS, đề tài đã khoanh vùng được các địa điểm thích hợp, đó là các địa điểm tại các xã Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Minh.

- Dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá 15 chỉ tiêu về kinh tế và môi trường, đề tài đã so sánh 4 địa điểm để tìm ra địa điểm thích hợp nhất để bố trí bãi chôn lấp CTRSH cho thành phố Đà Nẵng. Trong đó địa điểm tại xã Hòa Sơn được đánh giá là thích hợp nhất, xã Hòa Bắc là thích hợp thứ hai.

- Đề tài đã thành lập được bản đồ vị trí tiềm năng để bố trí hợp lý bãi chôn lấp CTR cho Thành phố.

- Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, khối lượng rác thải ngày càng tăng lên, dẫn đến tình trạng bãi chôn lấp bị quá tải.

- Trên cơ sở đó, đề tài cũng đưa ra những giải pháp trong quy hoạch và quản lý chất thải rắn hợp lý hơn trong thời gian tới.

2. KIẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài có một số đề nghị sau:

- Để lựa chọn được địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn phù hợp nhất, sự chấp thuận của chính quyền và người dân địa phương là điều rất quan trọng.

- Các cơ quan chức năng c ần có những biện pháp để tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu, đặc biệt là phải thực thi đúng các tiêu chuẩn thiết kế của bãi chôn lấp - xử lý, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường xung quanh bãi, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

- Những kết quả của đề tài có thể là tư liệu tham khảo để nghiên cứu ở các lãnh thổ khác.

54

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quốc Bình, Lê Phương Thúy, Giáp Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Loan, Trần Thị Thúy (2010) “Ứng dụng GIS và phương pháp tiếp cận đa chỉ tiêu trong lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm hỗ trợ công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”, Báo cáo Khoa học sinh viên. Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thông tin địa lý (GIS), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Th.S Lê Ngọc Hành (2014), Giáo trình Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Khoa Địa lý, Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng.

4. Th.S Lê Ngọc Hành (2016), Giáo trình Bài giảng Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên và môi trường, Khoa địa lý, Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng.

5. Đinh Công Hoàng, Đỗ Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Thiện Nhơn (2011)“Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu xác định vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn cho Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh”, Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nguyễn Thị Kim Thoa (2016), Giáo trình Phương pháp xử lí chất thải, Khoa Địa lý, Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng.

7. TCXDVN 261 – 2001, 2002. Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Trang 56)