Đặc điểm thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 33)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng

Với diện tích 1255.53 km2 (chủ yếu là đ ất đồi núi và đảo, trong đó huyện đảo Hoàng Sa chiếm 30500 ha), Thành phố Đà Nẵng có nhiều loại đ ất khác nhau như đất cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đ ất phù sa, đ ất xám bạc màu, đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất thung lung và đất xói mòn trơ sỏi đá. Trong các nhóm đất trên, nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển với hơn 10 nghìn ha thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; Đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc, đặc biệt loại đất này có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật. Sự phân bố các loại đất cụ thể như sau:

Nhóm đất cồn cát và đất cát biển: Được hình thành ở ven biển, cửa sông do tác động của gió vun lên thành cồn cát nổi ổn định hoặc di động. Đặc điểm của nhóm đất này là độ phì và khả năng giữ nước kém. Nhóm đất này tập trung chủ yếu ở các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn chừng 9437 ha.

Nhóm đất đỏ vàng: Đặc điểm chung của nhóm đất này là phản ánh tính chất của đất nhiệt đới ẩm, biểu hiện đặc trưng của quá trình Feralit là chính. Đất hình thành tại chỗ

26

trên các sản phẩm phong hóa của các loại đá macma trung tính và biến chất. Đất có màu sắc chính là đỏ vàng đến vàng đỏ, đất chua nghèo kiềm, khoáng vật nguyê n sinh đã bị phân hủy triệt để. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở Hòa Vang, Liên Chiểu, Sơn Trà chừng 65642 ha. Trong đó, đ ất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất là 36066 ha, đất đỏ vàng trên đá macma axít 28639 ha, đất nâu vàng trên phù sa cổ là 664 ha và đất vàng nhạt trên đất cát 273ha. Hầu hết các đ ất này được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, một số ít dùng vào nông nghiệp.

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit: Đặc điểm là quá trình Feralit và sự phân giải các chất hữu cơ càng lên cao càng yếu, thể hiện sự phân hóa theo độ cao. Đất tích lũy mùn khá, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu hạt, tầng mỏng, phân bố chủ yếu ở vùng núi cao xã Hòa Liên.

Nhóm đất dốc tụ: Là sản phẩm của quá trình bào mòn di chuyển không xa, thường phân bố ở các thung lũng trung du và miền núi. Loại đất này tầng dày có nhiều chất hữu cơ, độ phì khá, màu s ắc phụ thuộc vào đá mẹ và chất hữu cơ trong đất. Nhóm đất này khoảng 1767 ha chiếm 1,8%. Đây là loại đ ất thích hợp cho s ản xuất nông nghiệp nhưng phân bố rãi rác ở các vùng có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn.

Nhóm đất phèn mặn: Hình thành ở các vùng đất trũng do sự bồi lắng và phân hóa xác động vật biển, đất có màu nâu, xám nâu, thành phần cơ giới nhẹ. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các xã Hòa Xuân, Hòa Quý huyện Hòa Vang. Nhóm đ ất phèn mặn chiếm khoảng 2%, phân bố ở các địa hình thấp trũng, có khả năng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng bị hạn chế bởi phèn và mặn.

Nhóm đất phù sa: Tập trung ở hạ lưu các con sông, suối do quá trình bào mòn rửa trôi ở đầu nguồn nhờ dòng chảy đưa xuống tích tụ ở hạ lưu. Nhóm đất này thích nghi cho sản xuất nông nghiệp. Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 9%, đây là loại đất sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, một số ít dùng cho lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)