Quy trình lựa chọn địa điểm chôn lấp chất thải rắn bằng GIS và AHP

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 40)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.1. Quy trình lựa chọn địa điểm chôn lấp chất thải rắn bằng GIS và AHP

Quy trình lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp CTRSH bao gồm các bước:

- Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu khu vực nghiên cứu và tài liệu chuyên môn. Đây là bước đầu tiên trong quy trình lựa chọn địa điểm. Mục đích là tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu. Đồng thời thu thập các tài liệu bản đồ địa

32

hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chất, các số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch,… của khu vực. Các tài liệu chuyên môn cần thu thập là các quy định của pháp luật, quy phạm kỹ thuật về lựa chọn bãi chôn lấp chất thải rắn.

- Bước 2: Chuẩn bị dữ liệu đ ầu vào. Thu thập các tài liệu: bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất,…

- Bước 3: Xác định các yêu cầu về địa điểm và chỉ tiêu giới hạn.Việc xác định các yêu cầu của bãi chôn lấp (quy mô, loại bãi,…) và đề ra các chỉ tiêu giới hạn là cơ sở để tiến hành lựa chọn địa điểm. Bước này được thực hiện dựa trên các quy định, quy phạm và đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.

- Bước 4: Tính trọng số cho các chỉ tiêu.

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn BCL CTR và mức độ ảnh hưởng hay tầm quan trọng của chúng là khác nhau. Do đó cần phải sắp xếp chúng theo thứ tự và thể hiện bằng trọng số. Có nhiều cách để tính, trong đề tài này, áp dụng Quá trình phân tích phân cấp (AHP).

Khi số lượng các chỉ tiêu nhiều, chúng phải được gộp lại theo từng nhóm. Mỗi nhóm sẽ bao gồm các chỉ tiêu có cùng một tiêu chí.

- Bước 5: Lựa chọn sơ bộ.

Với một khu vực rộng lớn, người lựa chọn địa điểm sẽ gặp khó khăn khi xác định khu vực nào phù hợp cho bãi chôn l ấp, vì vậy cần phải sàng lọc sơ bộ để làm giảm diện tích vùng tìm kiếm.

Xác định một số chỉ tiêu có thể đánh giá ngay:

Trong số các chỉ tiêu đã được đặt ra, có những chỉ tiêu có thể đánh giá được dễ dàng qua các giá trị giới hạn theo quy định. Ví dụ như bãi chôn l ấp phải nằm cách khu đô thị ít nhất là 3 km. Tức là kho ảng cách xung quanh khu dân cư đô thị nhỏ hơn 3 km là bị cấm, không thể bố trí bãi chôn lấp được. Như vậy để lựa chọ n sơ bộ, chúng ta sẽ chọn ra những chỉ tiêu có thể đánh giá trước.

Phân loại và tính điểm các yếu tố đầu vào:

Trong từng chỉ tiêu đều có những mức độ thích hợp với yêu c ầu bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn khác nhau. Ví dụ: khoảng cách từ bãi chôn lấp đến khu dân cư không nên quá xa vì rác thải chủ yếu phát sinh từ đô thị, nhưng kho ảng cách từ bãi đến đường giao thông thì càng gần càng tốt để thuận tiện cho việc vận chuyển rác,... Ví dụ, dựa trên dữ liệu vector khoảng cách đến khu dân cư đô thị, ta có thể chia ra các kho ảng giá trị như 0-3 hoặc >25 km, 3-8 ho ặc 20-25 km, 8-12 ho ặc 15-20 km, 12-15 km. Với tiêu chí là bãi chôn lấp không được quá xa khu dân cư đô thị ta có bảng tính điểm sau:

33

Bảng 3.1: Bảng điểm minh họa khoảng cách đến khu dân cư đô thị

Khoảng cách 0-3 hoặc >25 km 3-8 hoặc 20-25 km 8-12 hoặc 15-20 km 12-15 km Điểm 0 1 2 3

Xác định các khu vực tiềm năng:

Sau khi các lớp vector được gán điểm, chúng ta sẽ tiến hành chồng xếp các bản đồ thành phần bằng công cụ Intersect. Thêm trường vào bảng thuộc tính và tiến hành đánh giá phân hạng. Thông thường nên giữ lại từ 3 đến 4 khu vực. Nếu số lượng ít hơn thì có thể nới lỏng các giới hạn sao cho hợp lý. Nếu số lượng nhiều quá thì c ần phải xem xét các khu vực theo từng chỉ tiêu và lập thành một bảng so sánh, từ đó loại bỏ bớt khu vực. Ho ặc có thể làm chặt hơn các giới hạn. Như vậy thì miền tìm kiếm đã được giảm đi đáng kể.

- Bước 6: Lựa chọn chính xác. Từ một số khu vực tiềm năng, tiến hành đánh giá và sàng lọc tiếp để tìm ra được địa điểm phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 40)