KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (Trang 60 - 61)

1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp CTR cho Thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2016-2030, tôi có một số kết luận sau:

- Việc sử dụng GIS kết hợp với AHP trong nghiên cứu lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp CTR cho Thành phố Đà Nẵng đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Sử dụng các công cụ của phần mềm ArcGIS, đề tài đã khoanh vùng được các địa điểm thích hợp, đó là các địa điểm tại các xã Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Minh.

- Dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá 15 chỉ tiêu về kinh tế và môi trường, đề tài đã so sánh 4 địa điểm để tìm ra địa điểm thích hợp nhất để bố trí bãi chôn lấp CTRSH cho thành phố Đà Nẵng. Trong đó địa điểm tại xã Hòa Sơn được đánh giá là thích hợp nhất, xã Hòa Bắc là thích hợp thứ hai.

- Đề tài đã thành lập được bản đồ vị trí tiềm năng để bố trí hợp lý bãi chôn lấp CTR cho Thành phố.

- Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, khối lượng rác thải ngày càng tăng lên, dẫn đến tình trạng bãi chôn lấp bị quá tải.

- Trên cơ sở đó, đề tài cũng đưa ra những giải pháp trong quy hoạch và quản lý chất thải rắn hợp lý hơn trong thời gian tới.

2. KIẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài có một số đề nghị sau:

- Để lựa chọn được địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn phù hợp nhất, sự chấp thuận của chính quyền và người dân địa phương là điều rất quan trọng.

- Các cơ quan chức năng c ần có những biện pháp để tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu, đặc biệt là phải thực thi đúng các tiêu chuẩn thiết kế của bãi chôn lấp - xử lý, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường xung quanh bãi, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

- Những kết quả của đề tài có thể là tư liệu tham khảo để nghiên cứu ở các lãnh thổ khác.

54

Một phần của tài liệu (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)