B. PHẦN NỘI DUNG
2.1.6. Tài nguyên sinh vật
Đà Nẵng có một lợi thế rất lớn về địa hình và được thiên nhiên ban tặng cho nhiều sinh vật có giá trị, là một trong những thành phố hiếm có trên thế giới về đa dạng sinh học, nơi hội tụ sự đa dạng các hệ sinh thái rừng, biển và sông; với hơn 1200 km2 kể cả huyện đảo Hoàng Sa, diện tích rừng chiếm gần 50%, đường bờ biển 72 km và trên 1000 ha diện tích lưu vực sông, hồ và vùng trũng.
Đà Nẵng có khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa phân bố ở xã Hòa Ninh, Hòa Phú c ủa huyện Hòa Vang, có diện tích 8838 ha. Tại khu bảo tồn này có 544 loài thực vật bậc cao thuộc 379 chi, 136 họ, gồm thầu dầu, 41 dâu t ằm, hương, sến, mật, trắc, kim giao, gụ,…Về động vật rừng, Bà Nà có 256 loài, trong đó lớp thú có 61 loài thuộc 26 họ, 8 bộ; lớp chim có 179 loài thuộc 46 họ, 16 bộ; lớp bò sát có 17 loài thuộc 8 họ, 2 bộ. Các loài quý hiếm là trĩ, sao, gà lôi lam màu trắng, voọc,…
27
Nằm ở phía Đông thành phố, Sơn Trà có thảm thực vật tự nhiên với 3 kiểu rừng. Hệ thực vật mang tính giao lưu giữa 2 vùng phía Bắc và phía Nam. Tại đây đã thống kê được 985 loài thực vật bậc cao, 287 loài động vật. Đặc biệt, giá trị bảo tồn nguồn gene có 22 loài thực vật và 15 loài động vật quý hiếm, trong đó quần thể Voọc chà vá chân nâu được coi là biểu tượng bảo tồn của bán đảo Sơn Trà. Phía Tây thành phố là Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa có thảm thực vật gồm có 5 kiểu sinh cảnh khác nhau. Hệ thực vật và động vật mang tính giao lưu gi ữa 2 vùng phía Bắc và Nam bao gồm 750 loài, trong đó có 311 loài thực vật thân gỗ với 4 loài đặc hữu Việt Nam và 27 loài đặc hữu Trung bộ. Đặc biệt, quần thể Hồng Diệp và quần thể Đào Chuông được xem là biểu tượng bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi chúa.
Trong khi đó, vùng biển của thành phố ghi nhận được 3 hệ sinh thái chủ yếu là rạn san hô, thảm cỏ biển và rong biển, đặc biệt đã xác định 191 loài san hô và nhiều loài động vật biển như cá rạn san hô, động vật thân mềm, giáp xác, cầu gai, động thực vật phù du… Đây là những hệ sinh thái quan trọng cho đời sống của nhiều loài sinh vật sống đáy, tạo nên sự đa dạng sinh học và phong phú về loài ở vùng biển Đà Nẵng.
Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Đó là điều kiện tốt để hình thành các vùng nuôi thủy sản với các hình thức nuôi trồng khác nhau như nuôi bè (tôm hùm, cá) ở Thọ Quang, nuôi tôm ở Nại Hiên Đông, Hòa Cường, Hòa Hiệp… Các loại hải sản chính đang nuôi là cá mú, cá hồi, tôm sú và tôm hùm.