ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (Trang 34)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

2.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Dân số của Tp. Đà Nẵng tính đến năm 2015 là 1029000 người. Dự kiến đến năm 2020, Đà Nẵng phấn đấu quy mô dân số dưới 1.4 triệu người, tổng tỷ suất sinh dưới 2.1 con.

Đà Nẵng có một lực lượng lao động khá dồi dào, chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ dân số và được bổ sung thường xuyên từ những luồng nhập cư; lao động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp với số giờ làm việc khá lớn; chất lượng lao động đang ngày càng được cải thiện.

Lực lượng lao động của Đà Nẵng chiếm gần 50% dân số thành phố. Hàng năm hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung.

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. Cơ c ấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp - xây dựng là 46% và nông nghiệp là 3%.

28

Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 62-65%, công nghiệp-xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%.

Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su,... là những lĩnh vực mũi nhọn được tập trung phát triển.

Về thương mại, thành phố có 30 trung tâm thương mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21.1 %/năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và Chợ Cồn cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Metro, BigC, Vincom, Parkson, Lotte Mart, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim.... Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn, trên địa bàn thành phố hiện có đến 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm với sự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xã hội, một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính...

2.3. HIỆN TRẠNG VÀ DỰ B ÁO CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH P HỐ ĐÀ NẴNG NẴNG

2.3.1. Hiện trạng chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng

Theo thống kê của Công ty Môi trườ ng đô thi ̣ Đà Nẵng, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 700 tấn chất thải rắn được đưa về bãi rác Khánh Sơn (mới) để xử lý. Trong năm 2014, ta ̣i đây đã tiếp nhâ ̣n gần 300 ngàn tấn chất thải rắn sinh hoa ̣t đô thi ̣, hơn 4 ngàn tấn chất thải rắn công nghiê ̣p, hơn 2 ngàn tấn chất thải rắn y tế...

Ngoài ra, lượng rác thải dọc các bãi biển, khu điểm du lịch phát sinh tại khu vực này khoảng 6000 tấn/năm, thu gom trung bình đạt 86.6% (tương đương 5200 tấn/năm).

Rác thải sinh hoạt của thành phố đa phần thu gom bằng xe chuyên dụng, chỉ có 17% khối lượng rác qua 10 tr ạm trung chuyển. Nhờ vậy, các vấn đề môi trường phát sinh tại các trạm đã được giảm thiểu rất nhiều.

2.3.2. Dự báo chất thải rắn trong giai đoạn đến

2.3.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt

29

( Nguồn: Nguyễn Minh Phương (2012) - Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng)

Dựa vào biểu đồ, lượng CTRSH đô thị tăng dần qua các năm, năm 2016 là 1000 tấn/ngày, năm 2020 gần 1200 tấn/ngày, từ năm 2016 đến năm 2020 tăng gần 200 tấn/ngày.

CTRSH nông thôn có xu hướng giảm dần do thành phố đang phát triển, quá trình đô thị hóa góp phần làm tăng đáng kể lượng CTRSH đô thị. Năm 2016, lượng CTRSH nông thôn là 100 tấn/ngày, năm 2020 giảm xuống 80 tấn/ngày.

2.3.2.2. Chất thải rắn công nghiệp

Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình c ủa thành phố Đà Nẵng là 20 %/năm. Mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ c ấu nền kinh tế: 40% GDP năm 2015, 45% GDP năm 2020.

Bảng 2.1: Lượng phát thải CTR công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020

( Nguồn: Nguyễn Minh Phương (2012) - Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng)

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh

(tấn/ngày) 636.86 749.75 882.64

Tỷ lệ CTR công nghiệp nguy hại (%) 0.13 0.17 0.17 Lượng CTR công nghiệp thông thường

(tấn/ngày) 553.79 622.29 732.59

Lượng CTR công nghiệp nguy hại

(tấn/ngày) 83.07 127.46 150.05

2.3.2.3. Chất thải rắn y tế

Đến nay, Tp. Đà Nẵng có 69 cơ sở y tế trong đó 12 bệnh viện (tuyến Trung ương, thành phố, quận/huyện, tư nhân), 56 trạm y tế xã. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các cơ sở y tế khác (trung tâm chuyên ngành, cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế) có số lượng giường bệnh khá lớn.

a. Chất thải rắn y tế thông thường

Tổ ng lượng CTR y tế thông thường năm 2010 là kho ảng 2771 kg/ngày, năm 2015 là 3828 kh/ngày, dự báo năm 2020 khoảng 4941 kg/ngày. Như vậy trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020, lượng CTR y tế thông thường trên địa bàn Tp. Đà Nẵng tăng khoảng 1,8 lần.

30

Hình 2.3: Dự báo lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn Tp. ĐàNẵng

( Nguồn: Nguyễn Minh Phương (2012) - Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng)

Đến năm 2020 thì lượng CT y tế nguy hại tăng cao, chạm mốc 5000 tấn/ngày, chất thải rắn y tế nguy hại chiếm kho ảng 20 - 25% chất thải rắn y tế trong bệnh viện. Có thể thấy rõ, chất thải rắn y tế nguy hại từ các bệnh viện là nguồn tiềm ẩn lây lan bệnh tật, gây ô nhiễm môi trường nước và đất, tác động tới môi trường sinh thái và s ức khỏe cộng đồng.

Chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 75 - 80% chất thải rắn y tế trong bệnh viện, đến năm 2020 lượng CT y tế thông thường cũng tăng 1000 tấn/ngày.

31

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN ĐA TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG QUỸ ĐẤT HỢP LÍ CHO VIỆC BỐ TRÍ BÃI

CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. ĐÀ NẴNG

3.1. TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

Hình 3.1: Quy trình lựa chọn địa điểm BCLCTR bằng GIS và AHP

3.1.1. Quy trình lựa chọn địa điểm chôn lấp chất thải rắn bằng GIS và AHP

Quy trình lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp CTRSH bao gồm các bước:

- Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu khu vực nghiên cứu và tài liệu chuyên môn. Đây là bước đầu tiên trong quy trình lựa chọn địa điểm. Mục đích là tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu. Đồng thời thu thập các tài liệu bản đồ địa

32

hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chất, các số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch,… của khu vực. Các tài liệu chuyên môn cần thu thập là các quy định của pháp luật, quy phạm kỹ thuật về lựa chọn bãi chôn lấp chất thải rắn.

- Bước 2: Chuẩn bị dữ liệu đ ầu vào. Thu thập các tài liệu: bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất,…

- Bước 3: Xác định các yêu cầu về địa điểm và chỉ tiêu giới hạn.Việc xác định các yêu cầu của bãi chôn lấp (quy mô, loại bãi,…) và đề ra các chỉ tiêu giới hạn là cơ sở để tiến hành lựa chọn địa điểm. Bước này được thực hiện dựa trên các quy định, quy phạm và đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.

- Bước 4: Tính trọng số cho các chỉ tiêu.

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn BCL CTR và mức độ ảnh hưởng hay tầm quan trọng của chúng là khác nhau. Do đó cần phải sắp xếp chúng theo thứ tự và thể hiện bằng trọng số. Có nhiều cách để tính, trong đề tài này, áp dụng Quá trình phân tích phân cấp (AHP).

Khi số lượng các chỉ tiêu nhiều, chúng phải được gộp lại theo từng nhóm. Mỗi nhóm sẽ bao gồm các chỉ tiêu có cùng một tiêu chí.

- Bước 5: Lựa chọn sơ bộ.

Với một khu vực rộng lớn, người lựa chọn địa điểm sẽ gặp khó khăn khi xác định khu vực nào phù hợp cho bãi chôn l ấp, vì vậy cần phải sàng lọc sơ bộ để làm giảm diện tích vùng tìm kiếm.

Xác định một số chỉ tiêu có thể đánh giá ngay:

Trong số các chỉ tiêu đã được đặt ra, có những chỉ tiêu có thể đánh giá được dễ dàng qua các giá trị giới hạn theo quy định. Ví dụ như bãi chôn l ấp phải nằm cách khu đô thị ít nhất là 3 km. Tức là kho ảng cách xung quanh khu dân cư đô thị nhỏ hơn 3 km là bị cấm, không thể bố trí bãi chôn lấp được. Như vậy để lựa chọ n sơ bộ, chúng ta sẽ chọn ra những chỉ tiêu có thể đánh giá trước.

Phân loại và tính điểm các yếu tố đầu vào:

Trong từng chỉ tiêu đều có những mức độ thích hợp với yêu c ầu bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn khác nhau. Ví dụ: khoảng cách từ bãi chôn lấp đến khu dân cư không nên quá xa vì rác thải chủ yếu phát sinh từ đô thị, nhưng kho ảng cách từ bãi đến đường giao thông thì càng gần càng tốt để thuận tiện cho việc vận chuyển rác,... Ví dụ, dựa trên dữ liệu vector khoảng cách đến khu dân cư đô thị, ta có thể chia ra các kho ảng giá trị như 0-3 hoặc >25 km, 3-8 ho ặc 20-25 km, 8-12 ho ặc 15-20 km, 12-15 km. Với tiêu chí là bãi chôn lấp không được quá xa khu dân cư đô thị ta có bảng tính điểm sau:

33

Bảng 3.1: Bảng điểm minh họa khoảng cách đến khu dân cư đô thị

Khoảng cách 0-3 hoặc >25 km 3-8 hoặc 20-25 km 8-12 hoặc 15-20 km 12-15 km Điểm 0 1 2 3

Xác định các khu vực tiềm năng:

Sau khi các lớp vector được gán điểm, chúng ta sẽ tiến hành chồng xếp các bản đồ thành phần bằng công cụ Intersect. Thêm trường vào bảng thuộc tính và tiến hành đánh giá phân hạng. Thông thường nên giữ lại từ 3 đến 4 khu vực. Nếu số lượng ít hơn thì có thể nới lỏng các giới hạn sao cho hợp lý. Nếu số lượng nhiều quá thì c ần phải xem xét các khu vực theo từng chỉ tiêu và lập thành một bảng so sánh, từ đó loại bỏ bớt khu vực. Ho ặc có thể làm chặt hơn các giới hạn. Như vậy thì miền tìm kiếm đã được giảm đi đáng kể.

- Bước 6: Lựa chọn chính xác. Từ một số khu vực tiềm năng, tiến hành đánh giá và sàng lọc tiếp để tìm ra được địa điểm phù hợp nhất.

3.1.2. Tổng quan về dữ liệu nghiên cứu

Theo quy định c ủa TCXDVN 261:2001 và Thông tư liên tịch 01/2001, căn cứ vào diện tích, dân số và lượng chất thải phát sinh của thành phố Đà Nẵng là kho ảng 255500 tấn/năm thì quy mô bãi chôn l ấp là thuộc loại rất lớn, với diện tích ≥ 50 ha. Dữ liệu đầu vào được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Các lớp dữ liệu đầu vào

STT Tên lớp Mô tả Định

dạng

1 HTSDD Thể hiện mục đích sử dụng đất trên

địa bàn huyện Polygon

2 KHUCONGNGHIEP Khu công nghiệp Polygon

3 SONG Thể hiện các sông, đầm, ao, hồ,

kênh mương Line

4 GIAOTHONG_CHINH Thể hiện các tuyến giao thông

chính (quốc lộ, cao tốc, tỉnh lộ) Line

5 DANCUDOTHI Khu vực đô thị Polygon

6 DUONGDIEN Thể hiện đường dây điện Line

34 Đà Nẵng

8 DATDULICH Thể hiện các khu du lịch Polygon

9 DITICH Thể hiện các khu di tích Polygon

10 KHUDULICH Thể hiện các điểm du lịch Point

11 BENHVIEN Thể hiện các điểm bệnh viện Point

13 DUTGAY Thể hiện các đường đứt gãy Line

14 SUOI Thể hiện suối trong Thành phố Line

15 KTXH khác Thể hiện các khu chợ, sân vận

động… Point

3.2. LỰA CHỌN VÀ PHÂN CẤP CHỈ TIÊU ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá

Dựa trên những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học về việc lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp CTRSH và tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu đặc điểm khu vực TP. Đà Nẵng cũng như tham khảo các đề tài tương tự trước đó, đề tài đã đưa ra các chỉ tiêu lựa chọn địa điểm như trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Xây dựng chỉ tiêu đánh giá

Tên chỉ tiêu Ý nghĩa Tài liệu dùng

để đánh giá

1. Khoảng cách đến khu dân cư đô thị

Ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi trường sống của người dân đô thị và việc thu gom vận chuyển rác.

Bản đồ hiện trạng sử dụng

đất 2. Khoảng cách đến

khu dân cư nông thôn

Ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi trường sống của người dân nông thôn và việc thu gom vận chuyển rác.

3. Khu công nghiệp Ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động

4. Khoảng cách tới nguồn nước mặt

Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt

5. Khoảng cách đến các khu di tích, khu

du lịch

35 6. Khoảng cách đến

bệnh viện

Ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi trường sống của người dân đô thị

7. Khoảng cách đến trường học

Ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi trường sống của người dân đô thị

Bản đồ hiện trạng sử dụng

đất 8. Thổ nhưỡng Nước rác sẽ thấm xuống và ảnh hưởng

tới môi trường nước ngầm Bản đồ đất 9. Hiện trạng sử dụng

đất

Giảm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

Bản đồ hiện trạng sử dụng

đất 10. Khoảng cách tới

đường giao thông chính

Giảm chi phí về quãng đường vận chuyển và thu gom rác

11. Trạm điện Giảm thiểu chi phí xây dựng đường dây tải điện

3.2.2. Phân cấp các chỉ tiêu

3.2.2.1. Phân bậc các chỉ tiêu đánh giá

Hình 3.2:Phân bậc các chỉ tiêu đánh giá

3.2.2.2. Tính trọng số cho các chỉ tiêu a. Trọng số của các nhóm chỉ tiêu

36

chuẩn hóa ma trận, tính trọng số của các nhóm (Bảng 3.4). Để kiểm tra tính nhất quán của dữ liệu, thực hiện tính tỷ số CR (Consistency Ratio). Nếu CR < 0.1 là chấp nhận được.

Bảng 3.4:Ma trận mức độ ưu tiên và trọng số của 2 nhóm chỉ tiêu

Kinh tế Môi trường Trọng số

Kinh tế 1 1/3 0.25

Môi trường 3 1 0.75

Trọng số CR= 0 <0.1, thỏa mãn

b. Tính trọng số cho các chỉ tiêu trong từng nhóm

Kết quả so sánh mức độ ưu tiên và tính trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trường được thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5:Mức độ ưu tiên và trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm Môi trường

Chỉ tiêu dân cư được chia thành các chỉ tiêu con là: dân cư đô thị, dân cư nông thôn, và khu công nghiệp. Trọng số của các chỉ tiêu con này được thể hiện ở bảng 3.6.

Nước mặt Khu DL Địa chất Dân Di tích Du lịch Bệnh viện T.học KT khác T.số Nước mặt 1 3 1 1 1 7 5 5 5 0.210 Khu du lịch 1/3 1 1/3 1/3 1/3 3 3 1 1 0.071 Địa chất 1 3 1 1 1 5 3 3 1 0.156 Dân 1 3 1 1 1 3 5 5 3 0.177 Di tích 1 3 1 1 1 3 5 5 1 0.163 Du lịch 1/7 1/3 1/5 1/3 1/3 1 3 3 1 0.059 Bệnh viện 1/5 1/3 1/3 1/5 1/5 1/3 1 3 2 0.053 T. học 1/5 1 1/3 1/5 1/5 1/3 1/3 1 1 0.039

Một phần của tài liệu (Trang 34)