Dự báo chất thải rắn trong giai đoạn đến

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 38)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.2. Dự báo chất thải rắn trong giai đoạn đến

2.3.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt

29

( Nguồn: Nguyễn Minh Phương (2012) - Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng)

Dựa vào biểu đồ, lượng CTRSH đô thị tăng dần qua các năm, năm 2016 là 1000 tấn/ngày, năm 2020 gần 1200 tấn/ngày, từ năm 2016 đến năm 2020 tăng gần 200 tấn/ngày.

CTRSH nông thôn có xu hướng giảm dần do thành phố đang phát triển, quá trình đô thị hóa góp phần làm tăng đáng kể lượng CTRSH đô thị. Năm 2016, lượng CTRSH nông thôn là 100 tấn/ngày, năm 2020 giảm xuống 80 tấn/ngày.

2.3.2.2. Chất thải rắn công nghiệp

Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình c ủa thành phố Đà Nẵng là 20 %/năm. Mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ c ấu nền kinh tế: 40% GDP năm 2015, 45% GDP năm 2020.

Bảng 2.1: Lượng phát thải CTR công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020

( Nguồn: Nguyễn Minh Phương (2012) - Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng)

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh

(tấn/ngày) 636.86 749.75 882.64

Tỷ lệ CTR công nghiệp nguy hại (%) 0.13 0.17 0.17 Lượng CTR công nghiệp thông thường

(tấn/ngày) 553.79 622.29 732.59

Lượng CTR công nghiệp nguy hại

(tấn/ngày) 83.07 127.46 150.05

2.3.2.3. Chất thải rắn y tế

Đến nay, Tp. Đà Nẵng có 69 cơ sở y tế trong đó 12 bệnh viện (tuyến Trung ương, thành phố, quận/huyện, tư nhân), 56 trạm y tế xã. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các cơ sở y tế khác (trung tâm chuyên ngành, cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế) có số lượng giường bệnh khá lớn.

a. Chất thải rắn y tế thông thường

Tổ ng lượng CTR y tế thông thường năm 2010 là kho ảng 2771 kg/ngày, năm 2015 là 3828 kh/ngày, dự báo năm 2020 khoảng 4941 kg/ngày. Như vậy trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020, lượng CTR y tế thông thường trên địa bàn Tp. Đà Nẵng tăng khoảng 1,8 lần.

30

Hình 2.3: Dự báo lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn Tp. ĐàNẵng

( Nguồn: Nguyễn Minh Phương (2012) - Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng)

Đến năm 2020 thì lượng CT y tế nguy hại tăng cao, chạm mốc 5000 tấn/ngày, chất thải rắn y tế nguy hại chiếm kho ảng 20 - 25% chất thải rắn y tế trong bệnh viện. Có thể thấy rõ, chất thải rắn y tế nguy hại từ các bệnh viện là nguồn tiềm ẩn lây lan bệnh tật, gây ô nhiễm môi trường nước và đất, tác động tới môi trường sinh thái và s ức khỏe cộng đồng.

Chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 75 - 80% chất thải rắn y tế trong bệnh viện, đến năm 2020 lượng CT y tế thông thường cũng tăng 1000 tấn/ngày.

31

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN ĐA TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG QUỸ ĐẤT HỢP LÍ CHO VIỆC BỐ TRÍ BÃI

CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 38)