Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 37 - 45)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Đặc điểm địa hình- địa mạo

Nam Giang có địa hình đồi núi rất phức tạp, độ dốc lớn, mức chia cắt mạnh, hướng thấp dần từ Tây sang Đông; có thể chia ra 3 dạng địa hình chính:

- Địa hình núi cao: phân bố tập trung khu vực phía Tây dọc theo biên giới Việt – Lào và phía Tây Nam của huyện. Độ cao trung bình từ 700–800m (cao nhất là đỉnh Cà Xiêng khoảng 2.053m).

- Địa hình đồi núi thấp: phân bố khu vực trung tâm kéo dài về phía Đông, độ cao trung bình 300–700m; hướng thấp dần từ Tây sang Đông.

- Địa hình tương đối bằng phẳng: là các thung lũng ven chân núi hoặc vùng đất bằng ven sông suối, chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác, tập trung nhiều ở khu vực thị trấn Thạnh Mỹ.

Nhìn chung, địa hình của huyện hầu hết là đồi núi, chia cắt, độ dốc lớn rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phân bố sản xuất và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi. Đất sản xuất nông nghiệp phân bố rãi rác dọc theo sông suối một số thung lũng nhỏ.

2.1.2.2. Đặc điểm thủy văn

Sông Bung là một nhánh lớn nằm phía bên trái của hệ thống sông Vu Gia -Thu Bồn, bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1800m trên biên giới Việt - Lào, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, trên vùng núi phía Tây Bắc giáp hai huyện Nam Giang và huyện Đông Giang. Ở thượng nguồn, trong huyện Đông Giang, sông chảy từ Tây Bắc sang Đông Nam, sau đó nhập lưu với sông Tam A Pout và những suối nhỏ sông chuyển dần sang hướng Nam, khi qua huyện Nam Giang chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Sau khi nhập lưu với sông A Vương, sông Bung tiếp tục chảy vào hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Hình thái sông chảy trên lưu vực rất quanh co uốn khúc.

Sông Bung được hình thành từ nhiều nhánh chính như: Tam A Pout, Tam Paéte, Dak Pring, A Vương… Các nhánh này với hai hướng chính từ phía Bắc hoặc phía Nam đổ vào dòng chính từ hai bên bờ Sông Bung. Trên thượng nguồn có nhiều chỗ hẹp và dốc, ở hai bên bờ có nhiều vách đá dựng đứng, gần như toàn bộ lòng sông lộ đá gồ ghề có nhiều thác gềnh.

Lưu vực sông Bung kéo dài từ biên giới Việt – Lào ra tới biển, ở phía Tây Bắc tiếp giáp với lưu vực sông A Vương, sông Côn, phía Nam tiếp giáp với lưu vực sông Thanh.

Dòng chảy trong năm thường có hai đỉnh lũ: một đỉnh vào tháng V - VI và một đỉnh vào tháng X - XI, tuy nhiên đỉnh lũ tháng V -VI không được rõ nét như đỉnh lũ tháng X - XI. Theo tiêu chuẩn phân mùa thủy văn thì mùa lũ có dòng chảy lớn từ tháng X đến tháng XII, chậm hơn mùa mưa chính trên lưu vực khoảng một tháng. Lượng dòng chảy trung bình trong 3 tháng mùa lũ (X, XI và XII) chiếm hơn 60% tổng lượng dòng chảy

27

cả năm. Dòng chảy kiệt nhất thường xuất hiện vào tháng IV hoặc tháng VII. Tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa kiệt là tháng I, tháng chuyển tiếp từ mùa kiệt sang mùa lũ là tháng IX.

Địa hình lưu vực thuộc loại địa hình miền núi bị phân cắt mạnh, độ cao từ 1.200m trên đường phân thủy phía Nam, trên 1.800m ở đường phân thủy phía Bắc, địa hình lưu vực thấp dần về phía Đông theo hướng chảy của sông ra biển, các sườn núi thường rất dốc và lòng sông sâu có nhiều thác ghềnh.

Thổ nhưỡng trên lưu vực sông Bung chủ yếu là đất phong hóa eluvi trên các loại đá, cát bột kết, granodiovit màu nâu đỏ, chiều dày nhỏ (1-3)m ở vùng cao, đất bồi tụ của ven sông suối và thung lũng bao gồm sét, á sét màu xám vàng, có lẫn một số đá lộ thiên, có chiều dày tương đối lớn từ (5-7)m.

Lưu vực nghiên cứu có ít dân cư, sống thưa thớt, không tập trung thành vùng lớn, đông dân mà phân bố thành từng cụm, từng điểm dân cư nhỏ lẻ tẻ, sống rải rác trong các thung lũng và ven các trục đường. Cư dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số sống bằng nghề làm nương rẫy. Trong điều kiện địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, đời sống người dân ở đây còn rất thấp, kinh tế kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu. Ngoài ra có chăn nuôi gia súc gia cầm nhưng không đáng kể. Việc khai thác nguồn nước sông Bung phục vụ cho tưới tiêu phát triển kinh tế trong vùng cũng còn ở mức thấp.

2.1.2.3. Điều kiện khí hậu

a. Nhiệt độ không khí

Lưu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, theo số liệu của các trạm lân cận, nhiệt độ không khí trung bình năm thay đổi trong khoảng 20oC - 28oC, nhiệt độ không khí trung bình khoảng 12oC - 15oC, nhiệt độ thấp khoảng là 8,7oC. Các tháng XII, I, II là các tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 20oC - 22oC. Các tháng nóng nhất là V, VI, VII với nhiệt độ trung bình lên đến 26oC -29oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 41oC.

b. Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối trung bình thực đo tháng và năm của một số trạm trên lưu vực cho thấy độ ẩm tương đối cao và khá ổn định, giá trị độ ẩm tương đối trung bình tháng trong mùa mưa thay đổi từ 80 -90%. Độ ẩm tương đối lớn nhất xảy ra vào mùa mưa với giá trị cực đại là 100%, độ ẩm tương đối nhỏ nhất xảy ra vào mùa khô với giá trị nhỏ nhất trong thời kỳ quan trắc là 11% (Đà Nẵng), 21% (Nam Đông), 13% (Trà My). Giá trị độ ẩm không khí trung bình tháng cho thấy độ ẩm tương đối giữa các tháng trong năm không thay đổi nhiều.

c. Gió

Cơ chế gió mùa đã quyết định đến các đặc trưng tốc độ và hướng gió trên lưu vực, hướng gió thịnh hành là hướng Đông, Đông Nam, Bắc và Tây Bắc.

28

d. Mưa

Dựa vào chỉ tiêu phân mùa: trong năm các tháng có lượng mưa lớn hơn 100mm với tần suất xuất hiện trong thời gian quan trắc lớn hơn 50% được coi là các tháng mùa mưa thì mùa mưa trên lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn từ tháng V đến tháng XII. Trong mùa mưa có 3 tháng mưa chính từ tháng IX- XI, lượng mưa trong ba tháng này chiếm hơn 50% lượng mưa toàn năm, đỉnh mưa lớn nhất xuất hiện vào tháng X và tháng XI.

Một số đặc trưng lượng mưa tháng, năm của một số trạm đại biểu trong và ngoài lưu vực nghiên cứu trong bảng.

Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm)

Tháng Khâm Đức Hiên Thành Mỹ Nông Sơn Nam Đông Sơn Tân Trà My Sông Bung (tính toán) I 63,5 18,6 33,1 62,8 101,7 80,2 129,0 52,7 II 40,8 17,7 19,0 36,5 51,2 43,9 72,4 32,0 III 48,6 37,0 33,7 31,4 56,2 38,1 66,9 40,9 IV 78,7 94,4 89,1 88,6 94,3 80,2 101,7 90,1 V 153,8 217,4 248,7 227,3 221,5 227,1 273,8 223,6 VI 125,0 162,2 203,6 202,5 204,1 163,1 221,6 178,4 VII 75,4 128,3 146,3 155,2 147,2 125,5 168,8 133,4 VIII 144,5 169,3 195,3 190,8 232,8 173,4 211,4 183,2 IX 368,7 282,2 274,2 330,4 455,2 357,7 383,9 326,0 X 785,3 490,7 512,5 696,2 948,5 688,1 954,5 641,0 XI 722,2 263,2 341,9 594,6 740,6 618,6 966,6 489,2 XII 358,8 104,2 104,9 274,8 337,6 286,7 499,8 215,7 Xnăm 2965,3 1985,3 2202,3 2891,0 3523,5 2882,7 4050,3 2600,0 Thời kỳ quan trắc 78-06 79-06 76-06 76-06 77-06 76-06 77-06 77-06 e. Bốc hơi

Số liệu bốc hơi của lưu vực Sông Bung 3 được tính toán dựa theo số liệu của các trạm tương tự lân cận:

Bảng 2.2: Lượng bốc hơi trung bình tháng của các trạm (mm)

Tháng Nam

Đông Trà My Sông Bung Tỉ lệ phân phối (%) 1 46,9 41,8 50,4 6,0

2 52,2 46,8 53,4 6,4 3 78,1 66,4 73,9 8,9

29 4 96,9 79,0 87,5 10,5 5 98,4 73,5 91,4 11,0 6 100,0 71,3 95,1 11,5 7 103,2 71,5 98,5 11,9 8 93,9 68,1 89,6 10,8 9 60,8 48,2 62,6 7,5 10 44,6 37,9 49,9 6,0 11 34,1 29,7 41,3 4,9 12 31,3 25,9 37,7 4,5 TBnăm 840,4 660,2 831,3 832,7

Nguồn: Viện Khí Tượng Thủy Văn – 2008

2.1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất

a. Địa bàn huyện Nam Giang

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn năm 1978, trên địa bàn huyện có các loại đất sau:

- Đất đỏ vàng trên đá paragơnai (Fs): diện tích 70.078,87 ha, phần cơ giới thịt trung

bình, có đá lẫn, đá lộ dầu rải rác. Đất nghèo dinh dưỡng, kết cấu hạt rời rạc, khả năng giữ nước kém, hiện trạng đa phần là đất đồi chưa sư dụng và một ít là rừng tự nhiên.

- Đất đỏ trên đá octagơnai (Fa): diện tích 61.735,95 ha, phân bố đều khắp các địa hình,

tập trung nhiều ở khu vực Tây Bắc gồm các xã: La Dêê, Zuoih, …. Thành phần cơ giới thịt trung bình, thịt nhẹ, tỉ lệ đá lẫn từ 30–50%. Đất có độ kết cấu rời rạc, cấp hạt sét < 30%, tầng dày >10cm. Đây là loại đất có tiềm năng phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, phát triển nông lâm kết hợp.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích 34.324,57 ha, tập trung chủ yếu ở vùng núi

Ma Cooih và xã Cà Dy. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày > 100cm, có nhiều đá lẫn, đá lộ đầu. Đất đang sử dụng hầu hết cho lâm nghiệp, chủ yếu là rừng phòng hộ.

- Đất vàng nhạt trên đá granit (Ha): diện tích 8.065,88 ha, phân bố hầu hết ở vùng núi

phía Nam xã Đắc Pree. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha, tầng đất mỏng, kết cấu vừa.

- Đất xám trên đá cát, đá axit (Xa): diện tích 3.500,88 ha, phân bố tập trung ở 2 xã Đắc Pring và La Dêê. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha, tầng đất dày > 30cm; tỷ lệ đá lẫn đá lộ đầu thấp, đất nghèo mùn.

Ngoài ra còn có các loại đất:

- Đất phù sa sông, suối (Pb, Py) : 589,17 ha

30

- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat (Rdv) : 21,13 ha

- Đất nâu tím trên sản phẩm phiến thạch tím (Fe) : 168,75 ha

- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv) : 100 ha (tập trung nhiều ở xã Ma Cooih)

- Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs) : 25.150 ha

- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq) : 2.884 ha

- Đất dốc tụ (D) : 545 ha

- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) : 465 ha

Đất phù sa sông suối, đất dốc tụ, đất đen … là những loại đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho phát triển các loại cây hàng năm, cây lâu năm và một số loại cây trồng nông nghiệp khác.

b. Lưu vực sông Bung

Đất trong lưu vực sông Bung chủ yếu là các loại đất fluvisols (diện tích khoảng 17 km²), ferric acrisols (1.935 km²), đất acrisols ẩm (465 km²), rhodic ferrisols (4 km²) và umbric gleysols (6 km²). Acrisols là loại đất chiếm ưu thế, đất này yếu, rất dễ bị xói mòn. Loại đất có kết cấu chắc Ferrisols chỉ có trên một diện tích nhỏ, loại đất này rất bền, khó bị xói mòn. Bản đồ đất tại khu vực Sông Bung cho thấy khu vực ở đây chỉ có loại đất ferric acrisols, là loại đất rất dễ bị xói mòn, do vậy sẽ có nhiều chất bùn cát bị rửa trôi và sẽ gây ra những vấn đề môi trường liên quan. Loại đất ferrisols nhìn chung cũng không có nhiều phoppho do có chỉ số chelat cao và có độ pH thấp. Phoppho là nguyên tố chi phối sự phát triển của thực vật vùng nhiệt đới. Điều đó cũng phản ánh việc đất nghèo chất dinh dưỡng, không thuận lợi cho phát triển sản xuất.

31

Hình 2.1: Sơ đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Bung

2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật

Theo những kết quả nghiên cứu trước đây của FIPI và WWF tháng 6 năm 1997 thì khu hệ thực vật thuộc vùng phía Tây Quảng Nam đã thống kê được 32 loài khuyết thực vật với 20 chi thuộc 13 họ, 6 loài thực vật hạt trần với 5 chi thuộc 3 họ, 504 loài thực vật hạt kín với 344 chi thuộc 90 họ.

Kết quả khảo sát hệ thực vật của vùng nghiên cứu nằm trong lưu vực đã ghi nhận được: 415 loài thuộc 99 họ.

Số loài thực vật đã biết ở vùng nghiên cứu bằng 3,8% so với tổng số loài của Việt Nam (theo WWF, 1997).

Các kiểu thảm thực vật

Địa hình ở đây bao gồm vùng núi non hiểm trở, triền dốc cao. Trước khi có sự can thiệp của con người, toàn bộ lãnh thổ nghiên cứu được bao phủ bởi rừng rậm lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm rất có giá trị về mặt tài nguyên cũng như đa dạng sinh học.

a. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới ẩm ít bị tác động

Trong khu vực nghiên cứu, diện tích của kiểu rừng này chiếm chủ yếu. Do địa hình hiểm trở, các kiểu rừng thường xanh này còn giữ được phần nào tính chất nguyên sinh dù đã bị khai thác.

32

Kiểu rừng thường xanh ít bị tác động nằm ở đai cao độ 700m – 1.000m chiếm diện tích không đáng kể trong vùng nghiên cứu. Phần lớn kiểu rừng thường xanh ít bị tác động này thuộc đai cao độ thấp dưới 700m, kiểu rừng này phân bố rải rác, diện tích nhỏ trên các dốc cao, hoặc tập trung ở những chóp núi cao dưới 700m

Cấu trúc rừng: 1 tầng cây gỗ lớn có giá trị, cao khoảng 25m, đường kính thân từ 35 – 80cm, một tầng cây gỗ thứ sinh trung niên cao 15 – 17m, đường kính thân từ 20 – 35cm, 1 tầng cây gỗ tái sinh gồm cao dưới 10m và cây có đường kính thân dưới 7cm, cũng trong tầng này xuất hiện nhiều loài cây bụi, quyết, cây gỗ thân thảo, và cuối cùng là 1 tầng cỏ thấp xen lẫn với lớp thảm mục rừng và cây mầm tái sinh.

b. Rừng rậm thường xanh thứ sinh, bị tác động mạnh

Kiểu rừng thường xanh thứ sinh được hình thành do việc phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ tài nguyên ở cường độ lớn. Các loài cây gỗ tiên phong sinh trưởng và phát triển thành rừng, sau đó những khu rừng thứ sinh này lại tiếp tục bị khai thác trộm dẫn đến nghèo kiệt. Hầu hết các loại gỗ quý, có giá trị đều bị khai thác kiệt. Chỉ còn lại những loài gỗ tạp, kém phẩm chất và các loài tái sinh. Phần lớn kiểu rừng này nằm ở vành đai cao độ dưới 700m, phân bố rải rác thành từng mảnh diện tích nhỏ xen lẫn với rừng tre nứa, và rừng hỗn giao tre nứa, phân bố trên các sườn dốc dọc theo nhánh sông Bung nơi mà con người có thể dễ dàng khai thác và làm nương rẫy. Cấp độ trữ lượng rừng giàu hay nghèo có tương quan rõ rệt với mức độ hiểm trở của địa hình và mật độ dân cư. Loại này xuất hiện chủ yếu ở vùng hạ lưu sau đập và những vùng ven hồ chứa.

Cấu trúc rừng bao gồm: 1 tầng cây gỗ sót của những loài có giá trị, số lượng không nhiều và đường kính thân thường dưới 40 cm, một vài cây có đường kính trên 50 cm tuy nhiên phần lớn chúng là những cây cong queo sâu bệnh, hoặc là những cây nằm trên những địa hình vô cùng hiểm trở, 1 tầng cây gỗ tiên phong thuộc rừng thứ sinh đang ở giai đoạn trung niên, cao 17–20m, đường kính 20–40cm, 1 tầng cây gỗ tái sinh gồm cao dưới 10m và đường kính thân dưới 7cm, cũng trong tầng này xuất hiện nhiều loài cây bụi, quyết, cây gỗ thân thảo, và cuối cùng là 1 tầng cỏ thấp xen lẫn với lớp thảm mục rừng và cây mầm tái sinh. Trữ lượng bình quân từ 60 - 80m3/ha.

c. Trảng cỏ cây bụi

Hình thành từ sự thoái hóa của rừng thường xanh do con người khai thác trắng lấy đất làm nương rẫy và bị bỏ hoang khi đất đã bạc màu, các loài cây rừng ưa sáng tái sinh và phát triển. Số loài biến động từ dưới 50 loài trên 1 ha, tỷ lệ cây gỗ lớn chiếm khoảng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)