Đánh giá thông số NH4+

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 85 - 91)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.3. Đánh giá thông số NH4+

Ammoni (NH4+) xuất hiện tự nhiên trong nguồn nước có thể do sự phân hủy đạm hữu cơ và vật chất vô cơ trong đất và nước, sự bài tiết của sinh vật, sự giảm lượng khí nitơ trong nước bởi vi sinh vật và từ quá trình trao đổi khí với không khí. Nguồn nước không bị ô nhiễm chứa một lượng nhỏ ammoni, còn khi nước nồng độ cao có thể là một dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ do nước thải trong nước, chất thải công nghiệp và dòng chảy phân bón.

Khối lượng amoni (NH+

4) trong lưu vực sông có thể tang lên bởi các khoáng nito hữu cơ và sự khuếch tán của amoni từ các trầm tích bên dưới sông. Nồng độ amoni trong lưu vực sông có thể được giảm từ việc chuyển đổi của NH4+ sang NO-

2 hoặc sự hấp thụ NH+

4 của tảo. Suqj thay đổi lượng amoni trong ngày được tính bởi phương trình (3.3) (S.L. Neisch, J.G.Arnold, J.R.Kiniry, J.R. Williams, 2009):

(3.3) Trong đó,

ΔNH4str : sự thay đổi nồng độ amoni (mg N/L).

βN,3 : hằng số tốc độ cho thuỷ ngân từ nitơ hữu cơ sang nitơ ammonia (day- 1 or hr- 1). orgNstr : nồng độ nitơ hữu cơ đầu ngày (mg N/L).

βN,1 : hằng số tốc độ cho quá trình oxi hoá sinh học của nitơ ammonia (day- 1 or hr- 1). NH4str : nồng độ amoni đầu ngày (mg N/L).

σ3 : tỷ lệ nguồn amoni trong các trầm tích (mg N/m2- day or mg N/m2- hr). depth : độ sâu của nước trong dòng sông (m).

frNH4: các thành phần của tảo đã hấp thụ nitơ từ lượng amoni trong lưu vực sông. α1 : một phần nhỏ sinh khối của tảo là nitơ (mg N/mg alg biomass).

μa : tốc độ tăng trưởng của tảo (day- 1 or hr- 1).

algae: nồng độ sinh khối của tảo vào đầu ngày (mg alg/L).

TT : dòng chảy trong thời gian di chuyển của lưu vực sông (day or hr).

3.3.3.1.Theo kịch bản 1 dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000

Bảng 3.13: Hàm lượng NH4+ hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 1

THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

NỒNG

ĐỘ NH4+

75

Hình 3.28: Biểu đồ hàm lượng NH4+ hòa tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 1.

Nhìn chung, hàm lượng NH4+ theo kịch bản 1 giai đoạn năm 2000- 2015 ở lưu vực khá ổn định, duy nhất chỉ tháng 1 là hàm lượng khá cao, lên đến 15 mg/l. Các tháng còn lại trong năm có chênh lệch nhau nhưng vẫn trong mực giới hạn, đặc biệt có tháng 12 thì hơi thấp với chỉ 0.23 mg/l.

Bảng 3.14: Phân cấp lượng NH4+ trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT theo kịch bản 1 THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TLV 2 1.94 0.45 0.74 0.76 0.67 0.17 0.11 0.16 0.23 0.12 0.06 0.03 LOẠI B2 B1 B2 B2 B2 A2 A2 A2 B1 A2 A1 A1 TLV 3 3.28 0.68 1.00 1.06 1.04 0.30 0.19 0.26 0.39 0.24 0.12 0.06 LOẠI B2 B2 B2 B2 B2 B1 A2 B1 B1 B1 A2 A1

76

Hình 3.29: Biểu đồ hàm lượng NH4+ trung bình tháng tại tiểu lưu vực 2 và tiểu lưu vực 3 giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 1

Theo kịch bản 1, giai đoạn này hàm lượng NH4+ ở 2 tiểu LV2 và LV 3 có sự biến động không đáng kể. Cao nhất là tháng 1 trong đó tiểu LV 3 là cao nhất với 3.28 mg/l, còn thấp nhất là tháng 12 với 0.03 thấp nhất ở tiểu LV 2.

3.3.3.2. Theo kịch bản 2 dựa trên bản đồ hiện trang sử dụng đất năm 2015.

Bảng 3.15: Hàm lượng NH4+ hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 2

THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

NỒNG ĐỘ NH4+

77

Hình 3.30: biểu đồ hàm lượng NH4+ hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 2

Nhìn chung, hàm lượng NH4+ theo kịch bản 2 giai đoạn năm 2000- 2015 vẫn ở mức cao. Cao nhất vẫn là tháng 1 với 12.66 mg/l, còn thấp nhất là vào tháng 12 với 0.21. So sánh với kịch bản 1 thì ở kịch bản 2 hàm lượng NH4+ ở đây thấp hơn, chênh lệch 2 kịch bản không lớn lắm.

Bảng 3.16: Phân cấp lượng NH4+ trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT theo kịch bản 2 THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 LV2 1.51 0.30 0.17 0.23 0.26 0.11 0.09 0.08 0.10 0.06 0.04 0.02 LOẠI B2 B1 A2 B2 B1 A2 A1 A1 A1 A1 A1 A1 LV3 2.70 0.52 0.33 0.45 0.54 0.24 0.20 0.20 0.23 0.16 0.10 0.05 LOẠI B2 B2 B1 B1 B2 B1 A2 A2 B1 A2 A1 A1

78

Hình 3.31: Biểu đồ hàm lượng NH4+ trung bình tháng tại tiểu lưu vực 2 và tiểu lưu vực 3 giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 2

Theo kịch bản 2, hàm lượng NH4+ ở 2 tiểu lưu vực 2 và 3 không lớn lắm. Cao nhất là ở tháng 1 trong đó tiểu LV 3 có giá trị cao nhất với 2.7 mg/l. Ngược lại, thấp nhất là vào thấng 12 với 0.02 mg/l. So với kịch bản 1 thì hàm lượng NH4+ ở kịch bản 2 có sự giảm đi, điều đó cho thấy nổ lực của người dân trong việc quản lý và bảo vệ chấy lượng nước lưu vực sông Bung.

 Kết luận: Nhìn chung nồng độ NH4+ đat mức quá cao nên nước sông đã bị ô nhiễm NH4+. Chất lượng nước thấp phân cấp lượng NH4+ trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT là B2 sử dụng cho giao thông và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp cần phải sử lí nước.

79

80

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)