B. PHẦN NỘI DUNG
3.3.4. Đánh giá thông số PO43-
Photpho là một dưỡng chất cần thiết cho sinh vật. Nó tồn tại trong nước dưới cả hai dạng là hòa tan và phần tử hạt. Nguồn photpho tự nhiên chủ yếu đến từ quá trình phong hóa quặng photphorus và phân hủy các chất hữu cơ. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt (đặc biệt là những loại có chứa chất tẩy rửa), nước thải công nghiệp và dòng chảy phân bón cũng làm tăng lượng photpho trong nước mặt. Trong nước sạch, photpho ở nồng độ thấp vì nó được cây trồng hấp thụ chủ động. Nồng độ photpho cũng có sự biến động theo mùa ở các vùng nước mặt.
Khối lượng amoni (PO4 3- ) trong lưu vực sông có thể tăng lên bởi sự chuyển hoá photpho trong sinh khối tảo thành photpho hữu cơ. Lượng photpho hữu cơ tập trung trong dòng sông có thể giảm đi bởi sự chuyển hoá của phopho hữu cơ hoà tan thành photpho vô cơ hoặc sự mất đi của lượng photpho hưu cơ trầm tích. Sự thay đổi lượng amoni trong ngày được tính bởi phương trình (3.4) (S.L. Neisch, J.G. Arnold, J.R. Kiniry, J.R. Williams, 2009):
(3.4) Trong đó,
ΔorgPstr : sự thay đổi nồng độ photpho (mg N/L).
α2 : một phần nhỏ sinh khối của tảo là photpho (mg P/mg alg biomass). ρa : tỷ lệ sự sống hoặc chết đi của tảo (day- 1 or hr- 1).
βN,4 : hằng số tốc độ khoáng hoá của photpho hữu cơ (day- 1 or hr- 1). orgPstr : nồng độ photpho hữu cơ đầu ngày (mg N/L).
σ5 : hệ số tỷ lệ photpho hữu cơ mất đi(day- 1 or hr- 1). algae: nồng độ sinh khối của tảo vào đầu ngày (mg alg/L).
TT : dòng chảy trong thời gian di chuyển của lưu vực sông (day or hr)
3.3.4.1. Theo kịch bản 1 dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000
Bảng 3.17: Hàm lượng PO43- hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 1
THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NỒNG ĐỘ PO43-
81
Hình 3.32: Biểu đồ hàm lượng PO43- hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 1
Theo kịch bản 1, hàm lượng PO43- dao động trong khoảng từ 1.8- 4.5 mg/l, trong đó cao nhất là vào tháng 5 với 4.99 mg/l và thấp nhất là vào tháng 12 với 0.75 mg/l. Nhìn chung, xu hướng chính của hàm lượng PO43- trong giai đoạn 2000- 2015 là giảm dần.
Bảng 3.18: Phân cấp lượng PO43- trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT theo kịch bản 1 THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TLV 2 0.69 0.15 0.42 0.48 0.51 0.18 0.14 0.17 0.22 0.15 0.10 0.04 LOẠI B2 A2 B2 B2 B2 A2 A2 A2 B1 A2 A1 A1 TLV 3 1.27 0.24 0.64 0.72 0.82 0.28 0.22 0.28 0.39 0.29 0.18 0.08 LOẠI B2 B1 B2 B2 B2 B1 B1 B1 B1 B1 A2 A1
82
Hình 3.33: Biểu đồ hàm lượng PO43- trung bình tháng tại tiểu lưu vực 2 và tiểu lưu
vực 3 giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 1
Hàm lượng PO43-giai đoạn năm 2000- 2015 theo kịch bản 1 ta thấy ở 2 tiểu lưu vực 2 và 3 có sự biến động thất thường giữa các tháng trong năm. Cao nhất là tháng 1 ở tiểu LV 3 với 1.27 mg/l, còn thấp nhất là tháng 12 ở tiểu LV 2 với 0.04 mg/l.
3.4.4.2. Theo kịch bản 2 dựa trên bản đồ hiện trang sử dụng đất năm 2015.
Bảng 3.19: Hàm lượng PO43- hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 2
THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NỒNG
ĐỘ PO43- 3.71 0.72 2.73 3.50 5.18 3.01 3.19 3.78 4.09 3.11 2.39 1.01
Hình 3.34: Biểu đồ hàm lượng PO43- hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 2
83
Với kịch bản 2, giai đoạn năm 2000- 2015, hàm lượng PO43- có sự biến động giữa các tháng trong năm và giữa các mùa trong năm. Cao nhất vẫn là tháng 1 với hàm lượng 3.71 mg/l, còn thấp nhất là vào tháng 2 với 0.73 mg/l. So với kịch bản 1 thì kịch bản 2, hàm lượng PO43- có sự biến đổi, lúc giảm lúc tăng bất thường
Bảng 3.20: Phân cấp lượng PO43- trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT theo kịch bản 2 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 LV2 0.54 0.10 0.31 0.37 0.48 0.22 0.20 0.23 0.28 0.21 0.16 0.07 LOẠI B2 A1 B1 B1 B1 B1 A2 B1 B1 A2 A1 A1 LV3 0.99 0.17 0.48 0.57 0.70 0.31 0.34 0.48 0.52 0.35 0.23 0.10 LOẠI B2 A2 B1 B2 B2 B1 B1 B1 B2 B1 A1 A1
Hình 3.35: Biểu đồ hàm lượng PO43- trung bình tháng tại tiểu lưu vực 2 và tiểu lưu vực 3 giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 2
Theo kịch bản 2, giai đoạn này, hàm lượng PO43- ở 2 tiểu LV 2 và LV 3 có sự biến động khá rõ rệt, xu hướng giảm ở cả 2 tiểu lưu vực nhưng mức độ không đáng kể. Cao nhất vẫn là tháng 1 ở tiểu LV 3 với hàm lượng 0.99 mg/l, còn thấp nhất vẫn là tháng 12 ở tiểu LV 2 với giá trị 0.07 mg/l. So với kịch bản 1 thì kịch bản 2 ở tiểu lưu vực 2 và 3 hàm lượng PO43- đều giảm, giá trị dao động từ 0.03- 0.45 mg/l.
Kết luận: Nhìn chung lượng PO43- của lưu vực sông Bung tương đối cao nên được phân cấp lượng PO43- trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT là B1,A2,A1. Mục tiêu dùng cho sinh hoạt hay tưới tiêu tùy thuộc vào ở tiểu lưu vực nào và mục đích sử dụng của mỗi người.
84
85