Đánh giá thông số NO3

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 79 - 85)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.2. Đánh giá thông số NO3

Nitrat (NO3-) là dạng phổ biến của nitơ kết hợp trong môi trường nước tự nhiên. Nó có thể trở thành nitrit (NO2-) do quá trình khử nitơ, thường trong điều kiện yếm khí. Nhưng sau đó, các ion nitrit thường dễ bị ôxi hóa để trở thành nitrat.

Là một dưỡng chất thiết yếu cho các thực vật thủy sinh, NO3- thay đổi theo mùa phụ thuộc vào sự phát triển và phân rã các thực vật thủy sinh này. Nồng độ tự nhiên của NO3-

, ít khi vượt quá 0,1 mg/l, có thể tăng lên bởi nước thải đô thị và công nghiệp. Trong khu vực nông thôn và ngoại thành, việc sử dụng phân bón nitrat vô cơ có thể là một nguồn quan trọng làm gia tăng nồng độ nitrat.

Nồng độ nitrat cũng có thể được giảm bởi sự hấp thụ NO3- từ tảo. Sự thay đổi lượng nitrat trong ngày được tính bởi phương trình (3.2) (S.L. Neisch, J.G. Arnold, J.R. Kiniry, J.R.Williams, 2009):

(3.2) Trong đó,

ΔNO3str : sự thay đổi nồng độ nitrat ( mg N /L).

βN,2 : hằng số tốc độ cho quá trình oxi hóa sinh học của nitrat ( day - 1 or hr - 1) NO2str : nồng độ nitat đầu ngày (mg N/L).

frNH4 : các thành phần của tảo đã hấp thụ nito từ lượng amoni trong lưu vực sông. α1 : một phần nhỏ sinh khối của tảo là nito (mgN /mg algbiomass).

μa : tốc độ tang trưởng của tảo (day - 1 or hr- 1).

Algae : nồng độ sinh khối của tảo vào đầu ngày( mg alg/ L).

TT: dòng chảy trong thời gian di chuyển cuả lưu vực sông ( day or hr).

3.3.2.1.Theo kịch bản 1 dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000

Bảng 3.9: Hàm lượng NO3- hòa tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 1.

THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

NỒNG ĐỘ NO3-

69

Hình 3.24: Biểu đồ hàm lượng NO3- hòa tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 1.

Theo kịch bản 1, giai đoạn này hàm lượng NO3- của lưu vực sông Bung khá cao, đặc biệt là vào tháng 1 với hàm lượng NO3- 23.23 mg/l. Tháng có hàm lượng NO3- thấp nhất là vào tháng 7 với chỉ 0.39 mg/l. Hàm lượng NO3- cao chứng tỏ lưu vực sông Bung có khả năng ô nhiễm nguồn nước lớn, có thể đây chính là nguồn chứa các chất thải công nghiệp từ các nhà máy đổ ra, do đó cần có giải pháp kịp thời đển giảm thiểu.

Bảng 3.10: Phân cấp lượng NO3- trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT theo kịch bản 1 THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TLV 2 1.70 1.51 0.57 0.06 0.03 0.02 0.02 0.09 0.15 0.15 0.17 0.24 LOẠI A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 TLV 3 1.96 1.66 0.70 0.10 0.05 0.03 0.03 0.08 0.12 0.11 0.13 0.23 LOẠI A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1

70

Hình 3.25: Biểu đồ hàm lượng NO3- trung bình tháng tại tiểu lưu vực 2 và tiểu lưu vực 3 giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 1

Hàm lượng NO3- giai đoạn năm 2000- 2015 ở 2 tiểu lưu vực 2 và 3 nhìn chung là không ổn định. Tháng1 là tháng có nồng độ NO3- cao nhất, trong đó cao nhất là tháng 1 ở tiểu lưu vực 3 với 1.96 mg/l, sau đó có dấu hiệu giảm, đến khoảng tháng 6 và tháng 7, hàm lượng NO3- là thấp nhất, đặc biệt là tháng 6 và tháng 7 ở tiểu lưu vực 2 với 0.02 mg/l.

3.3.2.2. Theo kịch bản 2 dựa trên bản đồ hiện trang sử dụng đất năm 2015.

Bảng 3.11: Hàm lượng NO3- hòa tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 2.

THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

NỒNG ĐỘ NO3-

71

Hình 3.26: Biểu đồ hàm lượng NO3- hòa tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 2.

Theo kịch bản 2, hàm lượng NO3- có sự biến động đáng kể. Cao nhất phải kể đến tháng 3 với hàm lượng Do lên tới 57.64 mg/l. Các tháng còn lại trong năm cũng có hàm lượng khá cao, thấp nhất là tháng 10 với 2.04 mg/l. So với kịch bản 1 thì hàm lượng NO3- kịch bản 2 có sự tăng lên khá lớn, đặc biệt là tháng 3 2 kịch bản chênh nhau gần 50 mg/l. Điều đó cho thấy khả năng dòng sông đang không được trong sạch lắm.

Bảng 3.12: Phân cấp lượng NO3- trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT theo kịch bản 2 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 LV2 1.91 1.63 0.70 0.10 0.05 0.04 0.03 0.08 0.11 0.10 0.12 0.22 LOẠI A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 LV3 2.26 1.82 11.92 6.65 1.68 1.00 0.44 0.86 0.60 0.34 0.32 0.40 LOẠI A2 A1 B2 B1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1

72

Hình 3.27: Biểu đồ hàm lượng NO3- trung bình tháng tại tiểu lưu vực 2 và tiểu lưu vực 3 giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 2

Nhìn chung, hàm lượng NO3- giai đoạn năm 2000- 2015 theo kịch bản 2 ở 2 tiểu lưu vực có sự khác biệt đáng kể. Tiểu LV 3 có hàm lượng cao hơn rất nhiều so với tiểu LV 2. Đặc biệt, cao nhất là vào tháng 3 của tiểu LV 3 với 11.92 mg/l, còn thấp nhất là vào tháng 7 của tiểu LV 2 với 0.03 mg/l. Hai hàm lượng này chênh nhau gần gấp 4 lần, cho thấy ở tiểu LV 3 có thể là nơi xây dựng nhiều nhà máy thủy điện, các công trình công nghiệp nên lượng chất thải ở đây nhiều thải vào lòng sông làm giẩm chất lượng nước sông Bung.

 Kết luận :

Đánh giá chung, hàm lượng NO3- ở lưu vực sông Bung nhìn chung là có hàm lượng thấp. Do đó, được phân cấp lượng trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT là A1, A2, sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác chất lượng nước tốt. Ngoài ra, còn có B1 và B2 ở một vài lưu vực, sử dụng cho tưới tiêu. Vì thế, cần cân nhắc trước khi sử dụng tùy theo mục đích của mình.

73

74

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)