PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 99 - 101)

1. KẾT LUẬN.

Nghiên cứu đã tiến hành mô phỏng chất lượng nước của lưu vực sông Bung đoạn chảy qua huyện Nam Giang của tỉnh Quảng Nam. Thông qua mô hình SWAT, ta xác định 4 thông số để đánh giá chất lượng nước của sông Bung là lượng oxy hòa tan (DO), nitrat(NO3-), ammoni (NH4+) và photpho (PO43-).

Kết quả cho thấy, giá trị oxy hòa tan và nồng độ photpho là rất tốt còn lượng ammoni và nitrit thì có tăng nhưng cũng không đáng kể, vẫn đảm bảo được chất lượng của nguồn nước sạch theo QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên thông qua mô hình ta xác định được là nồng độ nitrat trong nước ở sông Bung là rất cao (hầu hết đều vượt quá giới hạn B2 của QCVN 08:2008/BTNMT). Nguyên nhân làm tăng nồng độ nitrat trong lưu vực hồ chủ yếu là do hoạt động canh tác nông nghiệp của người dân xung quanh vùng như: canh tác rau màu. Ngoài ra, rất có thể do việc đã và đang có nhiều công trình thủy điện xây dựng trên lưu vực sông Bung, chất thải từ các công trình thủy điện rất có thể đã hòa lẫn vào trong nước sông làm gia tăng hàm lượng nitrat ở lưu vực sông.

Ý thức được vấn đề bảo vệ nguồn nước sông Bung chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình, người dân khu vực đã có ý thức rất lớn để bảo vệ chất lượng nước sông. Bằng chứng là việc trong giai đoạn năm 2000 đến năm 2015, lưu lưu lương dòng chảy nước sông Bung ngày càng lớn, làm lượng oxy hòa tan cao- tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển giúp bảo vệ chất lượng nước, còn các thông số khác như hàm lượng nitrit, hàm lượng nitrat, hàm lượng amoni và hàm lượng phosphate có sự giảm thiểu đáng kể, góp phần ổn định chất lượng nước, giúp đảm bảo cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân 2 bên bờ lưu vực sông Bung.

Nhìn chung, thông qua mô hình SWAT ta có được bảng phân cấp chất lượng nước tuy không khả quan do lượng nitrat cao, nhưng chất lượng nước lưu vực sông Bung vẫn khá tốt. Sông Bung là một nhánh của sông Vu Gia, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu thích hợp và an toàn cho người dân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải có biện pháp để bảo vệ ổn định chất lượng nước vì nguồn nước sạch hiện nay trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng ít đi do ô nhiễm từ công – nông nghiệp của con người.

2. KIẾN NGHỊ.

Qua bài khóa luận, đề tài đưa ra một số giải pháp sau để bảo vệ nguồn tài nguyên nước của lưu vực sông Bung.

- Phần lớn diện tích đất trong lưu vực dành cho sản xuất nông – lâm nghiệp do đó cần phải áp dụng các biện pháp canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý để bảo vệ đất

89

và nước tránh khỏi ô nhiễm.

- Tăng cường tuyên truyền vận động người dân canh tác, bảo vệ môi trường, sử dụng nước hợp lý.

- Tăng cường công tác trồng rừng, bảo vệ và sử dụng rừng hợp lý, đảm bảo lưu lượng dòng chảy và tránh xói mòn, mất đất trong lưu vực.

- Cần có biện pháp mạnh đối với các hành vi phá hoại môi trường dười mọi hình thức - Cần tiến hành kiểm tra, đánh giá hằng tháng đối với các nhà máy thủy điện xây dựng trên lưu vực sông Bung. Kiểm tra hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo chất thải được thu gom, xử lý đúng tiêu chuẩn, không thải trực tiếp ra lòng sông gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng nước sông.

- Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về sử dụng nước và thải ra nguồn nước.

- Xây dựng, ban hành và thực hiện chặt chẽ các luật, quy định và tiêu chuẩn chất lượng nước cho từng mục đích sử dụng, từng vùng .

Đề tài nghiên cứu này là bước đầu ứng dụng mô hình SWAT vào đánh giá chất lượng nước của lưu vực sông Bung nên còn có nhiều hạn chế:

- Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu đều miễn phí, với độ phân giải thấp trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế mà độ chính xác trong mô hình cũng không cao gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra đánh giá.

- Các kết quả đầu ra từ việc mô phỏng chất lượng nước trong SWAT chưa được kiểm định, hiệu chỉnh. Nguyên nhân kinh nghiệm còn kém, thời gian và kinh phí có hạn. Chính vì thế hướng phát triển tiếp theo của đề tài là tìm kiếm, sử dụng các dữ liệu đầy đủ, có độ chính xác cao để tiến hành phân tích. Bên cạnh đó, sẽ thu thập thêm dữ liệu thực đo chất lượng nước trên lưu vực để hiệu chỉnh và kiểm định kết quả mô hình.

90

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)