HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 48 - 51)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG

Sông Bung là một con sông lớn ở khu vực miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam. Trên dòng chảy của sông có khá nhiều nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng, vì thế nguy cơ ô nhiễm của dòng sông là khá cao. Chất thải từ các nhà máy thủy điện xây dựng trên sông Bung, cùng với đó là các chất thải từ công trường và khu lán trại công nhân có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực trong trường hợp các nhà máy đang được xây dựng. Mặc dù có thể giảm thiểu bằng các biện pháp quản lý và xử lý thích hợp nhưng ít nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Bung khá đáng kể.

Các mẫu nước mặt được lấy bao gồm nước sông, suối tại 7 vị trí khác nhau ta thu được kết quả phân tích :

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt được trình bày trong Bảng 2.5 cho thấy: hầu hết các thông số khảo sát của các mẫu nước mặt đều có giá trị đạt tiêu chuẩn cho phép, đối với nguồn nước mặt loại A theo tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 (Tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt đối với các nguồn nước mặt).

38

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước mặt

TT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5942 -

1995 M1 M2 M3 M4 M5 A B 1 Nhiệt độ 0C 26,9 27,1 27,3 27,3 27,2 - - 2 pH 7,0 7,2 7,3 6,7 7,1 6 - 8,5 5,5 - 9 3 TSS mg/l 53 190 195 198 180 20 80 4 DO mg/l 3,6 2,7 2,5 5 6,2 > 6 > 2 5 Độ mặn 0/00 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 - - 6 Độ dẫn µS/cm 328 257 314 350 315 - - 7 BOD5 mg/l 3,1 6,0 6,1 11,2 3,5 < 4 < 25 8 NH4+ -N mg/l 0,10 0,12 0,12 0,12 0,11 0,05 1 9 NO3- -N mg/l 1,9 4,3 4,4 7,4 0,42 10 15 10  mg/l 0,03 0,03 0,04 0,03 0,03 - - 11 Fe mg/l 1,22 0,99 0,33 1,11 1,05 1 2 12 Dầu mỡ mg/l 0,02 0,06 0,04 0,08 0,24 0 0,3 13 Coliform MPN/ 100ml 4.500 150 200 960 450 5.000 10.000

Nguồn: Lấy mẫu và phân tích bởi Viện Sinh học nhiệt đới, tháng 6/2007 Ghi chú:

M1 – Vị trí trên Sông Bung, đoạn hợp lưu sông A Vương và sông Bung M2 – Vị trí dự kiến xây dựng nhà máy thủy điện Sông Bung 4

M3 – Lòng TĐ Sông Bung 4A, cách nhà máy Sông Bung 4 về hạ lưu 500m M4 – Lòng hồ thủy điện Sông Bung 4A, đoạn trước tuyến đập

M5 – Suối Ba Lang đổ ra sông Bung

- Độ pH của các mẫu dao động trong khoảng 6,7 – 7,3.

- Hàm lượng TSS: hầu hết các mẫu có hàm lượng TSS dao động từ 53 – 198 mg/l, nguyên nhân vào thời điểm khảo sát dòng chảy của lưu vực sông Bung đang là nguồn tích tụ của hầu hết các cặn lắng từ nhánh sông A Vương đang diễn ra quá trình xây dựng và thu dọn lòng hồ, TSS hiện tại thể hiện đặc trưng ô nhiễm của lưu vực sông Bung khi có diễn ra các hoạt động thu dọn lòng hồ và thi công trên các nhánh sông ở thượng nguồn.

- Lượng DO: qua quan sát thực tế, nước sông chảy xiết, lòng sông rộng, hàm lượng DO trong nước sông suối dao động từ 2,4 – 6,2 mg/l.

- Độ mặn của nước các mẫu khảo sát đều rất thấp: 0,1o/oo.

39

11,2 mg/l (TCCP với nguồn loại B là 25 mg/l). Như vậy có thể thấy, nguồn nước mặt tại khu vực chưa có dấu hiệu ô nhiễm rõ rệt chất hữu cơ. Nguồn gốc chất hữu cơ trong nước mặt khu vực do quá trình rửa trôi, xói mòn đất và sự phân hủy các xác bã thực vật trong dòng chảy.

- Hàm lượng amôni (NH4+-N) các mẫu dao động trong khoảng 0,10 - 0,12 mg/l. Các giá trị này đạt giá trị cho phép đối với nguồn nước loại B nhưng chưa đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại A.

- Hàm lượng nitrat (NO3--N) của các mẫu hiện ở mức thấp, dao động trong khoảng 0,42 – 7,4 mg/l (TCCP là 10 mg/l). Như vậy hàm lượng NO3- ở tất cả các vị trí lấy mẫu đều đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại A và có thể coi là chưa bị ô nhiễm bởi chất thải có nguồn gốc nitơ.

- Giá trị P tổng ở các vị trí khảo sát đạt từ 0,03 - 0,04 mg/l. TCVN không quy định thông số này, tuy nhiên giá trị này phù hợp với đặc điểm về P tổng trong các nguồn nước tự nhiên.

- Hàm lượng Fe trong các mẫu có giá trị từ 0,33 - 1,22mg/l. Các giá trị này đều đạt tiêu chuẩn đối với nguồn nước loại B.

- Các mẫu khảo sát có hàm lượng dầu mỡ dao động trong khoảng 0,02 - 0,24 mg/l, trong đó mẫu lấy tại suối Ba Lang có hàm lượng dầu mỡ khá cao (0,24 mg/l) vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước loại B. Nguyên nhân có thể do hoạt động của các thiết bị tại khu bãi đá gần sông bị rửa trôi theo dòng chảy.

- Ô nhiễm vi sinh vật: ở tất cả các mẫu thu thập đều có biểu hiện ô nhiễm do vi sinh vật ở mức nhẹ. Chỉ số Coliform dao động trong khoảng 150 - 4.500 MPN/100ml, thấp hơn TCCP đối với nguồn nước loại A (5.000 MPN/100ml).

Qua các chỉ tiêu phân tích, có thể đánh giá nguồn nước mặt khu vực mang đặc điểm của nguồn nước mặt tự nhiên, nên mức độ ô nhiễm là không đáng kể. Mặc dù, nguồn nước mặt chưa có hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm do các chất vô cơ, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh còn ở mức thấp, tuy nhiên cần lưu ý giám sát chất lượng nước mặt định kỳ. trong suốt quá trình hoạt động của dự án để góp phần bảo vệ môi trường nước sông Bung.

40

CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 48 - 51)