Đánh giá thông số DO

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 73 - 79)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.1. Đánh giá thông số DO

Nồng độ oxi hoà tan thích hợp là một yêu cầu cơ bản cho một hệ sinh thái thuỷ sinh khoẻ mạnh. Nồng độ oxy hoà tan trong dòng suối là một chức năng của khí quyển, tổng hợp photpho, thực vật và động vật hô hấp, nhu cầu của sinh vật đáy, nhu cầu oxy hoá, nitrat hoá, độ mặn và nhiệt độ. Sự thay đổi nồng độ oxy hoà tan trong ngày được tính bởi phương trình (S.L. Neisch, J.G. Arnold, J.R. Kiniry, J.R. Williams, 2009):

Trong đó,

ΔOxstr : sự thay đổi nồng độ oxi hoà tan (mg O2/L).

K2 : tỷ lệ cho sự khuếch tán Fickian (day- 1 or hr- 1). Oxsat : nồng độ oxi bão hoà (mg O2/L).

Oxstr : nồng độ oxi hoà tan trong lưu vực sông (mg O2/L).

α3 : tỷ lệ sản xuất oxy cho mỗi đơn vị quang hợp của tảo (mg O2/mg alg). μa : tốc độ tăng trưởng của tảo (day- 1 or hr- 1).

α4 : tỷ lệ hấp thu oxy trên một đơn vị tảo sống (mg O2/mg alg). ρa : tỷ lệ sự sống hoặc chết đi của tảo (day- 1 or hr- 1).

K1 : tỷ lệ cbod khử oxy (day- 1 or hr- 1).

cbod : nồng độ nhu cầu oxi sinh học của cacbon (mg CBOD/L).

K4 : tỷ lệ nhu cầu oxi của trầm tích (mg O2/(m2.day) or mg O2/(m2.hr)). depth : độ sâu của nước trong dòng sông (m).

βN,1 : hằng số tốc độ cho quá trình oxi hoá sinh học của nitơ ammonia (day- 1 or hr- 1). NH4str : nồng độ amoni đầu ngày (mg N/L).

α6 : tỷ lệ hấp thu oxy trên một đơn vị quá trình oxy hóa NO- 2 (mg O2/mg N).

βN,2 : hằng số tốc độ cho quá trình oxi hoá sinh học nitrit thành nitrat NO2str : nồng độ nitrit đầu ngày (mg N/L).

algae: nồng độ sinh khối của tảo vào đầu ngày (mg alg/L).

TT : dòng chảy trong thời gian di chuyển của lưu vực sông (day or hr).

Hàm lượng DO thấp nghĩa là nước có nhiều chất hữu cơ, dẫn đến nhu cầu oxi tăng, làm giảm lượng oxi trong nước. Nồng độ oxi hoà tan dưới 5 mg/l có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động và sự sống còn của các cộng đồng sinh học và nếu dưới 2 mg/l có thể dẫn đến cái chết của nhiều loài cá. (Nguyễn Kim Lợi và ctv, 2011).Việc đo lường DO có thể được sử dụng để chỉ ra mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ và mức độ tự làm sạch của nước (D.Chapman and V.Kimstach, 1996). Hàm lượng DO thấp là nước có nhiều chất hữu cơ, dẫn đến nhu cầu

63

oxi hoá tăng, yêu cầu tiêu thụ nhiều oxi trong nước. Ngược lại, DO cao chứng tỏ nước có nhiều rong tảo tham gia vào quá trình giải phóng oxi.

3.3.1.1.Theo kịch bản 1 dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000

Bảng 3.5: Hàm lượng DO hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000-2015 theo kịch bản 1

THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

NỒNG ĐỘ

DO 4.24 4.10 4.25 4.24 4.41 4.27 4.39 4.10 4.07 4.02 4.01 3.98

Hình 3.20: Biểu đồ lượng DO hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000-2015 theo kịch bản 1

Nồng độ DO trong 12 tháng của giai đoạn 2000- 2015 không biến động lớn lắm, dao động trong khoảng từ 3.98 - 4.41. Trong đó, tháng 5 là tháng có hàm lượng DO cao nhất (4.41 mg/l), còn tháng 12 có hàm lượng DO thấp nhất với 3.98 mg/l. Nhìn chung, hàm lượng DO ở đây hơi thấp < 5 mg/l có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động và sự sống còn của các cộng đồng sinh học. Do đó, cần có giải pháp kịp thời để gia tăng hàm lượng DO trong nước, đảm bảo môi trường sông cho sinh vật phát triển.

Bảng 3.6: Phân cấp lượng DO trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT theo kịch bản 1 THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TLV 2 0.45 0.43 0.45 0.45 0.46 0.44 0.45 0.42 0.42 0.42 0.42 0.42 LOẠI B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 TLV 3 0.85 0.82 0.85 0.85 0.88 0.85 0.88 0.82 0.81 0.80 0.80 0.80 LOẠI B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2

64

Hình 3.21: Biểu đồ lượng DO hoà tan trung bình tháng tại tiểu lưu vực 2 và tiểu lưu vực 3 giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 1

Từ tháng 3 đến tháng 7, lượng DO ở sông Bung trong giai đoạn này là lớn nhất, trong đó tháng 5 và tháng 7 ở tiểu lưu vực 3 đạt giá trị cao nhất (0.88 mg/l), còn thấp nhất là từ tháng 8- 12 ở tiểu lưu vực 2 với giá trị 0.42 mg/l.

Nồng độ DO của từng tiểu lưu vực nhìn chung có sự biến động nhưng không lớn lắm, dao động từ 0.3 -0.8 mg/l. Lượng Do giảm dần vào mùa khô ( từ tháng 7 đến tháng 12). Đánh giá chung, hàm lượng DO 2 tiểu lưu vực 2 và 3 giai đoạn 2000- 2015 là khá thấp dẫn đến chất lượng nước thấp. Hàm lượng DO ở 2 tiểu lưu vực < 2 mg/l có thể dẫn đến cái chết của nhiều loại cá, ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, cần có biện pháp khắc phục.

3.3.1.2. Theo kịch bản 2 dựa trên bản đồ hiện trang sử dụng đất năm 2015.

Bảng 3.7: Hàm lượng DO hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2000-2015 theo kịch bản 2

THÁNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

NỒNG ĐỘ

65

Hình 3.22: Biểu đồ lượng DO hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn

2000-2015 theo kịch bản 2

Đối với kịch bản 2, giai đoạn từ năm 2000- 2015, hàm lượng DO trong năm này cũng không cao lắm, dao động trong khoảng từ 4.18- 4.71. Trong đó, tháng 4 là tháng có hàm lượng DO cao nhất với 4.86 mg/l, còn tháng có hàm lượng DO thấp nhất trong năm là tháng 10 với 4.05 mg/l. Nhìn chung, hàm lượng DO kịch bản 2 có cao hơn kịch bản 1 nhưng vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng đến khả năng sinh sống và phát triển của sinh vật.

Bảng 3.8: Phân cấp lượng DO trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT theo kịch bản 2 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 LV 2 0.46 0.45 0.50 0.51 0.50 0.49 0.48 0.44 0.43 0.42 0.43 0.43 LOẠI B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 LV3 0.89 0.87 0.96 0.99 0.97 0.95 0.94 0.84 0.82 0.81 0.82 0.82 LOẠI B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2

66

Hình 3.23: Biểu đồ lượng DO hoà tan trung bình tháng tại tiểu lưu vực 2 và tiểu lưu

vực 3 giai đoạn 2000- 2015 theo kịch bản 2

Giống như kịch bản 1, hàm lượng DO theo kịch bản 2 vào giai đoạn từ tháng 3 -7 là lớn nhất, trong đó cao nhất là tháng 4 ở tiểu lưu vực 3 với 0.99 mg/l. Ngược lại giai đoạn từ tháng 8 – 12 là giai đoạn hàm lượng DO thấp nhất với đỉnh điểm là tháng 10 ở tiểu lưu vực 2 với 0.42 mg/l.

 Kết luận :

Nhìn một cách tổng quát thì hàm lượng DO ở sông Bung khá thấp, hàm lượng DO có tăng lên qua từng tháng nhưng không đáng kể. Hàm lượng DO thấp dẫn đến chất lượng nước của sông Bung thấp.

Phân cấp lượng DO trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN08:2008/BTNMT là B1, B2. Nước không sử dụng làm nước sinh hoạt được chỉ dùng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng và sử dụng cho giao thông và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp

67

68

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 73 - 79)