Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 45 - 48)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân số và lao động

Theo NGTK của huyện Nam Giang năm 2006, toàn huyện có 20.367 người trong đó có 10.964 nam và 10.080 nữ. Tỷ lệ phát triển dân số 2,456%, mật độ dân số 11 người/km2. Tỷ lệ sinh tự nhiên năm 2003 là 22,21%, tỷ lệ chết là 5,21 %, tỷ lệ tăng tự nhiên là 17%.

Dân tộc Cờ Tu chiếm đa số với 11.443 người (chiếm 56,2%), dân tộc Kinh có 4.269 người (chiếm 21% tập trung chủ yếu ở thị trấn Thạnh Mỹ, xã Cà Dy và Tà Bhing), dân tộc Gié Triêng 4.305 người (chiếm 21,1%) và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,7%.

Phân chia dân số theo dân tộc và giới tính trên toàn huyện và xã LaÊÊ được thống kê như sau:

Bảng 2.4: Phân chia dân số theo dân tộc và giới tính của huyện Nam Giang

Dân tộc Kinh Cờ Tu Gié + Triêng Dân tộc khác

Người Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ 4.269 2.131 11.443 5.632 4.305 2.148 350 169

Hộ gia đình 832 2.141 741 97

Nguồn: NGTK Huyện Nam Giang, 2006

Số người trong độ tuổi lao động của huyện Nam Giang năm 2006 là 10.930 người chiếm 53,66% dân số, trong đó có 5.413 nữ. Lao động trong lĩnh vực lâm, nông nghiệp là 7.897 người chiếm 72,25%; thương mại, dịch vụ 498 người chiếm 4,56%, công nghiệp – TTCN có 22 lao động. Trình độ lao động còn thấp, việc làm không ổn định, lao động nhàn rỗi còn nhiều.

Đa số các hộ sống bằng nghề nông, có một số ít hộ buôn bán nhỏ để sinh sống. Dân cư hầu hết là người dân tộc Cờ Tu và số ít là người Kinh di dân tự do, dân trí còn thấp, đời sống còn khó khăn, số hộ đói nghèo trong xã chiếm tỉ lệ < 35% tổng số hộ.

35

2.1.3.2. Nông – lâm nghiệp

Tổng diện tích đất theo NGTK năm 2006 là 183.650 ha. Phân bố sử dụng đất trên địa bàn huyện năm 2006 như sau:

- Đất nông nghiệp: 4.177,47 ha - Đất lâm nghiệp có rừng: 90.669,55 ha - Đất chuyên dùng: 602,63 ha - Đất ở: 133 ha - Đất chưa sử dụng: 88.067,35ha

Nông, lâm nghiệp là ngành sản xuất chính, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 đạt 35,4 tỷ đồng (theo giá thực tế), trong đó nông nghiệp chiếm 28,6 tỷ.

Hình 2.2: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Giang.

Nông nghiệp

Trồng trọt: các loại cây lương thực chính bao gồm lúa, sắn, ngô...; cây công nghiệp

36

Chăn nuôi: Những năm gần đây đã có hướng phát triển ngành chăn nuôi với con vật

nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm..., tuy nhiên phương thức chăn nuôi vẫn còn lạc hậu, chưa có hướng phát triển chăn nuôi tập trung và thói quen sử dụng chuồng trại.

Lâm nghiệp

Công tác khoanh nuôi, khoán quản lý bảo vệ được quan tâm đẩy mạnh; hàng năm khoanh nuôi, trồng mới từ 500-600 ha rừng. Nạn khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy giảm đáng kể. Huyện đã có chính sách thực hiện giao đất, giao rừng cho nhân dân theo Nghị định 163/CP của Chính phủ là 1.132,32 ha, số hộ được giao là 370 hộ.

2.1.3.3. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

Đây là lĩnh vực chưa phát triển trên địa bàn huyện Nam Giang, chưa có các cơ sở sản xuất với quy mô lớn, chủ yếu tập trung phát triển các ngành như khai thác đá, chế biến nông lâm sản, thức ăn gia súc, mộc dân dụng, đan lát, dệt vải...

2.1.3.4. Thương mại – dịch vụ

Tính đến tháng 7 năm 2006, toàn huyện có 231 cơ sở trong đó có 148 cơ sở có đăng ký thuế. Có tổng cộng 265 lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Trong đó thương nghiệp chiếm 175 người, 90 người còn lại làm việc trong lĩnh vực ăn uống, giải khát.

2.1.3.5. Y tế, giáo dục Y tế

Theo NGTK năm 2006 của huyện Nam Giang, toàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm, 1 phòng khám khu vực, 1 nhà hộ sinh và 2 quầy thuốc, 2 nhà bệnh nhân lao, 9 trạm y tế phân bố đều tại mỗi xã, thị trấn một trạm, trong đó có 3 trạm xây dựng kiên cố, còn 6 trạm xây dựng bán kiên cố.

Toàn huyện có 92 giường bệnh trong đó có 40 giường của bệnh viện huyện, 7 giường của các phòng khám khu vực và 45 giường của các trạm y tế xã. Toàn huyện có 104 cán bộ y tế trong đó có 55 nữ.

Khu vực có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe kém. Người dân thường mắc phải bệnh sốt rét và các bệnh đường ruột.

Giáo dục

Trình độ dân trí khu vực dự án còn thấp, số người mù chữ là 157 người chiếm 18,34% dân số; số người học hết tiểu học là 427 người chiếm 49,88%; 16 người có trình độ phổ thông trung học; 149 người có trình độ phổ thông cơ sở; còn lại là trẻ em chưa đến tuổi tới trường; chỉ có 1 người có trình độ cao đẳng.

2.1.3.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Giao thông

37

- Đường Hồ Chí Minh: có 55 km đi qua địa bàn huyện, đang được xây dựng, nền rộng 9-12m, kết cấu bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng.

- Quốc lộ 14B và 14D: đây là 2 tuyến nối liền cảng biển Đà Nẵng đi cửa khẩu Đắc Ốc; tuyến 14B có 6,7 km và tuyến 14D có 76,6 km đi qua địa bàn huyện. Hiện các tuyến này đang được thi công nâng cấp mở rộng, tương lai sẽ trở thành tuyến xuyên Á khu vực vùng nam Hải Vân.

Đây là 3 tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Huyện lộ: có 3 tuyến với tổng chiều dài 52 km, hiện trạng là đường đất, chất lượng xấu, đi lại khó khăn vào mùa lũ.

- Đường xã, thôn: có tổng chiều dài khoảng 70 km, rộng trung bình 3-5m; hầu hết là đường đất, chật hẹp, sử dụng cho đi bộ, xe thồ là chính. Hiện đã có 8 xã, thị trấn có đường ô tô tới xã.

Hiện nay, việc đi lại giữa xã LaÊÊ với các xã khác trong địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Đường giao thông chính (liên huyện, liên xã) là đường đất nối liền quốc lộ 14D và xã LaÊÊ. Đây là đường đất cấp phối xuất phát từ quốc lộ tẻ vào các thôn của xã, dọc theo các triền đồi, uốn lượn và có nhiều dốc, các con đường này chủ yếu phục vụ cho việc đi lại trao đổi buôn bán, còn đường liên thôn chủ yếu là đường mòn, nhiều dốc cao và hẹp chủ yếu vận chuyển nông sản trên địa bàn.

Công trình thủy lợi huyện Nam Giang

Hiện nay tại huyện Nam Giang có khoảng 60 công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho 195 ha đất sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 45 - 48)