Tiến trình thực hiện trên phần mềm SWAT

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 59 - 66)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.2. Tiến trình thực hiện trên phần mềm SWAT

3.2.2.1. Tạo ranh giới lưu vực và tiểu lưu vực.

Để tạo ranh giới lưu vực và tiểu lưu vực ta dùng bản đồ độ cao số (DEM) của khu vực nghiên cứu đã được đăng kí theo hệ tọa độ UTM WGS84 múi 48 vĩ độ Bắc để chạy mô hình.

49

Hình 3.4: Hộp thoại Watershed Delineation

Bản đồ DEM khu vực nghiên cứu sau khi xử lý sẽ được nhập vào mô hình SWAT, xác định đơn vị (Z-units bằng meter), dữ liệu về vị trí trạm thủy văn trong lưu vực cũng được nhập vào SWAT để tiến hành xác định ranh giới.

Hướng dòng chảy và khả năng tích tụ dòng chảy (Flow Direction and Accumulation) sẽ được tính toán sau khi click . Định nghĩa sông bao gồm cả mạng lưới sông và của đổ nước ra của tiểu lưu vực.

Click vào , khi đó chương trình sẽ tự động tạo một hệ thống bao gồm mạng lưới các sông và cửa đổ nước ra của tiểu lưu vực.

50

- Click biểu tượng để tiến hành chọn cửa xả lưu vực. - Giữ chuột trái, kéo hình chữ nhật bao phủ cửa xả lưu vực. - Xuất hiện bảng thông báo số cửa xả được chọn, click OK.

Hình 3.6: Cửa xả của lưu vực sông Bung

- Click biểu tượng để phân chia lưu vực thành các tiểu vực.

Sau đó, tích vào biểu tượng để hoàn thành việc xác định ranh giới của lưu vực và các tiểu lưu vực.

Hình 3.7: Tính toán tiểu lưu vực sông Bung ở huyện Nam Giang

3.2.2.2. Tạo các đơn vị sử dụng đất, đất, độ dốc.

Điểm đặc biệt của mô hình SWAT là sự phân chia lưu vực nghiên cứu thành các HRUs. Các HRUs chứa thông tin đồng nhất về loại đất, sử dụng đất và độ dốc trong tiểu lưu vực.

Đối với dữ liệu đất và sử dụng đất, SWAT tiến hành kết nối dữ liệu bản đồ với dữ liệu đất, sử dụng đất của khu vực nghiên cứu (file định dạng *.txt).

51

Đối với độ dốc, mô hình lưu vực nghiên cứu sử dụng 5 lớp độ dốc là: 0-30, 3-80, 8- 150, 15-250 và trên 250.

Sau khi chồng ghép, chọn Dominant HRUs, ưu thế về giới hạn % diện tích đối với mỗi loại hình sử dụng đất/đất/độ dốc trên diện tích mỗi tiểu lưu vực để xác định độ chi tiết của lưu vực khi hiển thị.

Sự chuyển đổi này căn cứ vào tên loại đất, tính chất đất.

52

53

54

Hình 3.11: Định nghĩa HRU

3.2.2.3. Tạo các dữ liệu thời tiết.

Một trong những giá trị đầu vào quan trọng để mô phỏng lưu vực trong SWAT là dữ liệu khí hậu. Dữ liệu này bao gồm lượng mưa, nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất, bức xạ Mặt Trời, vận tốc gió, và độ ẩm tương đối.

Hình 3.12: Nhập các thông số thời tiết để tiến hành chạy mô hình SWAT.

3.2.2.4. Chạy mô hình SWAT.

Sau khi đã thiết lập xong dữ liệu thời tiết, tiến hành ghi chép tất cả các tập tin đầu vào cho mô hình SWAT. Thiết lập thời gian mô phỏng theo ngày và theo tháng. Thời gian

55

tính toán mô hình từ ngày 01/01/2000 đến 31/07/2014. Sau khi đã chạy thành công mô hình thì cần phải lưu trữ kết quả kịch bản lại, để tổng hợp thống kê.

Hình 3.13: Chạy SWAT.

Hình 3.14: Quá trình chạy SWAT

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BUNG – ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 10600728 (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)