2.2.1. Thế giới cây cỏ
Đọc Mưa nguồn, ta như bước vào một thế giới vừa quen thuộc vừa mới lạ. Trong cái nhìn hiện tượng học, cũng cây cỏ ấy, cũng bờ lúa ấy, cũng những bông hoa ấy nhưng dường như chúng xanh hơn, thắm tươi hơn
[7,tr.422]. Từ ngữ chỉ cây cỏ xuất hiện 376 lần, không phải tập trung vào những hoa và cây cao quý đài các như cúc, mai, hồng,… mà bình dị với hàng cỏ, đồng lúa, lách lau,…
Từ cỏ xuất hiện 76 lần, có thể đứng riêng rẽ hoặc là những cụm từ lá
cỏ, hàng cỏ, bờ cỏ, đồng cỏ,…Từ xưa, người ta thường quan niệm cỏ nội hoa hèn, những thứ như cây cỏ bị người đời dẫm đạp lên, coi khinh. Nhưng Bùi Giáng lại rất mực yêu quí. Cỏ với Bùi Giáng không phải là một vật thể
29
vô tri vô giác. Nhà thơ quan niệm mỗi sự vật đều có cuộc sống, có tình cảm, có linh hồn:
Em nhớ hay không?hồn hoa dại cỏ Những ngậm ngùi đầu núi canh khuya
(Nỗi lòng Tô Vũ)
Cỗi nguồn lá đỏ đi hoang
Chết trong hồn cỏ hai đường ngược xuôi
(Người hải nội)
Như cánh cò bay mỏi cánh trên đồng lúa, khi về tổ chợt nhớ mùi thơm rơm dạ, Bùi Giáng- đứa con của đồng ruộng dù đi đâu cũng canh cánh trong lòng kỷ niệm về cánh đồng với những bông lúa vàng trĩu, những mùi
thơm ngào ngạt của đất mẹ ươm hương trong thân lúa. Từ lúa tuy chỉ xuất
hiện 7 lần tạo thành các cụm từ bờ lúa, đồng lúa, ngọn lúa,… nhưng để lại
cảm xúc của kẻ muốn quay về quê hương, khao khát cảm giác thả hồn trên đồng lúa để biết rằng mình chưa quên gốc gác cha ông:
Viết thơ lạc dấu sai dòng
Viết trong tức tưởi sợ đồng lúa mong Nước xanh lên đọt đòng đòng
Ngày mai sẽ mất hạt lòng thơ ngây
(Ca dao)
Tuy nhiên, thế giới cây cỏ trong Mưa nguồn không giản đơn như vậy
mà còn khá sinh động và đa dạng với các loại cây, hoa khác. Ngoài những cây cỏ gắn bó ngày ngày với người chăn dê, lang thang khắp đồi núi Trung Phước như sim, rêu, lau lách,…thì thơ Bùi Giáng còn yểu điệu với những
nhành liễu, cao sang với một chút mai, cúc, sen,…và tràn ngập tình yêu với
những cánh hồng. Thế giới cây cỏ trong Mưa nguồn căng tràn sức sống như
30