Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
Trần gian ôi!cánh bướm cánh chuồn chuồn Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn
(Phụng Hiến)
Chỉ trong bốn câu thơ mà đã có tới năm con vật với một tình yêu say đắm, nồng cháy của nhà thơ. Như vậy thôi, đã đủ hiểu thế giới con vật trong
thơ Bùi Giáng nói chung và Mưa nguồn nói riêng được nâng niu đến thế
nào. Từ ngữ chỉ thế giới con vật tuy chỉ xuất hiện 135 lần trong Mưa Nguồn
nhưng mỗi lần lại mang một dáng vẻ khác nhau và giữ nguyên được tình
cảm như cái thuở ban đầu lưu luyến ấy của nhà thơ.
Loài chim xuất hiện 36 lần với các loại như chim én, cò, oanh
yến,…giải thích tính cách của nhà thơ, một người không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, mà phải bay nhảy khắp nơi, kẻ lãng du giữa cuộc đời. Hóa thân
vào những cánh chim nhỏ trên bầu trời tự do, nhà thơ thỏa sức sáng tác, thỏa
sức làm những gì mình muốn và được là chính mình hơn bao giờ hết:
Con én liệng mùa xưa xuân nghẽn lối Tâm tình em bối rối lệ lên hồng
(Chào thu Lục Tỉnh)
Và có lúc, Bùi Giáng ân hận như một kẻ phản bội lại chính quê hương mình khi dứt áo ra đi, dấn thân vào chốn đô hội đua chen:
Cũng vô lý như lần kia dưới lá
Con chim bay bỏ lại nhánh cành khô Đời đã mất tự bao giờ giữa dạ
Khi lỡ nhìn viễn tượng lúc đầu xanh
31
Bùi Giáng có lúc hiện lên với hình dáng của một nhà sư đầy lương
thiện khi yêu biết mấy những loài vật bé bỏng, dễ bị tổn thương như sâu bọ
(2 lần), kiến (6 lần), côn trùng (1 lần). Có lúc nhà thơ lại thả hồn lãng mạn
theo cánh bướm (4 lần) hay trở về tuổi thơ với những ngày đuổi bướm, bắt
chuồn chuồn (9 lần)
Những hòn sỏi lăn đi rất chậm
Chuồn chuồn bay không biết tới nơi nào
(Trò chuyện)
Theo ông Phạm Văn Hòa- em vợ Bùi Giáng: Ông anh rể tôi kì lạ lắm.
Hồi đó ổng mua một đàn dê khoảng 100 con và rủ tôi đi chăn cùng(…)Có những buổi ổng lang thang lên tận các quả đồi hái hoa, lá kết vòng thơ thẩn đeo vào cổ cho dê…(…)ông rất yêu những con dê. Mỗi con ông đặt cho một cái tên rất kỳ lạ. [7, tr.168]
Điều đặc biệt trong Mưa nguồn là Bùi Giáng đã gọi những thứ vô tri
là em. Với Nỗi lòng Tô Vũ, những em dê xuất hiện liên tục:
Này em Đen chiếc vàng tươi lắm Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh Này đây em Hoa Cà hỡi! chiếc nâu
Bùi Giáng không coi chúng là những con vật. Trong thơ ông, những
em dê như những con người có tâm hồn, tình cảm, có kí ức Em nhớ hay
không? hồn hoa dại cỏ. Bùi Giáng trong Nỗi lòng Tô Vũ không còn là kẻ chăn dê bình thường. Thi sĩ trong khung cảnh đồi núi, sống với đàn dê như sống với chính những người ruột thịt. Bùi Giáng nhớ như in từng khoảnh
khắc với những em dê. Vì ông yêu thương chúng như thể một người tình.
32
của Bùi Giáng không dừng lại ở mức độ đó mà đối với nhà thơ chúng đã thành người yêu, người để nhà thơ cầu hôn:
Trao người em trăm năm lời ước thệ Đây là lần đầu cảm động nhất mà thôi
Thậm chí, Bùi Giáng còn thấy lời đính ước với người vợ cũng không
làm ông cảm động bằng việc đeo vòng vào em dê. Bùi Giáng coi đó là chiếc
vòng cầu hôn, chiếc vòng mây nhuộm tơ duyên. Không phải việc nói chơi,
nói bỡn cợt để cười, Bùi Giáng thực sự âm thầm tha thiết muốn gán đời mình chọn kiếp với dê Sao.
Cái tình cảm với loài vật tha thiết đến thế là cùng. Nếu tình yêu với những em dê lạ lùng thì tình cảm với những con vật khác như bò, gấu, ngựa,…là thứ tình cảm giản dị. Bởi vậy mà thế giới sinh vật nói chung và thế giới của những con vật nói riêng luôn hướng vào nhau và tự phơi mở:
con cò trắng nhớ nhung trời bữa trước- một thiên nhiên không bất động mà luôn trôi chảy.