Trong thẳm sâu mỗi con người đều có một thế giới tâm linh. Bùi Giáng không nằm ngoài quy luật đó. Thế giới tâm linh của Bùi Giáng bị cấu xé bởi ánh sáng và lửa tịch mịch. Đó là biểu hiện của chủ nghĩa siêu thực, Bùi Giáng điêu linh với những ám ảnh về lẽ sinh tử không cùng. Bùi Giáng tách mình thành hai nửa riêng biệt:
Tấm thân tới mảnh hình hài
Tấm thân thể với cánh dài bão giông.
(Mắt buồn)
Ông phân biệt linh hồn và thể xác. Thể, xác được Bùi Giáng nhắc đến với hình ảnh máu, xương, da rất ghê rợn như những cái xác người chết, mục ruỗng:
Xót xa thân sầu chảy máu bên xương chảy về (…) Từ buổi đó nhầm lẫn rách nát xương da
(Bờ xuân)
Máu trong mình mòn ruỗng Xương trong mình rã riêng
55
Máu xương lổ đổ biết mần răng đợi bóng dáng hôm sau tuyết trắng như sầu băng thương nhớ (Xuân xanh)
Và : Anh nhìn em trong suốt giữa xương da
Bùi Giáng vào cõi thơ bằng linh hồn. Ông để mặc thân thể cho đời tàn phá. Bởi thế mà những năm 70 trở đi, Bùi Giáng tàn tạ chỉ còn da bọc lấy xương. Bùi Giáng tách linh hồn ra để linh hồn đi lang thang với đời: Vong hồn xoang điệu mơ màng phượng hoa (Tượng số 2); Xô linh hồn về ở cuối câu ca (Thưa).
Vong hồn Bùi Giáng lang thang trong thơ như một con ma. Cõi thơ là cõi vong hồn Bùi Giáng trú ngụ. Thơ Bùi Giáng u ám, mù mịt như ở cõi âm, vào rồi không thoát ra được, vừa sợ vừa thích thú. Bùi Giáng có lúc cao
hứng cho rằng: Có ngày “Mưa nguồn” sẽ chuyển dịch thành “kinh điển”
thơ ca… lúc đó Tăng Ni sẽ ngâm thơ thay cho tụng kinh niệm phật. Bùi Giáng thừa hưởng quan niệm của nhà Phật về con người. Ông cho rằng con người có một linh hồn bất tử và thể xác có thể mất đi. Nơi hiện tại mà con người đang sống chỉ là sự trú ngụ tạm thời. Vì thế, thế giới thơ Bùi Giáng chỉ là cõi mộng, cõi mộng là nơi linh hồn bất tử:
Duỗi thân thể muối sương mù Dung nhan sầu khổ bây giờ bỏ đi.
(…) Linh hồn xiêm mỏng không vì máy bay.
(Ngủ yên)
Ngoài con người với thể xác và linh hồn, đất trời bao la trong thơ Bùi Giáng còn dung chứa những tiên nga, tiên nữ và bóng ma. Có lúc mệt mỏi Bùi Giáng đã muốn bỏ tất cả về với thực tại như những người bình thường khác:
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
56
Bây giờ riêng đối diện tôi (…)
(Mắt buồn)
Bùi Giáng đi ngược lại với quan điểm duy vật biện chứng. Nhưng đối với mỗi con người, niềm tin vào tâm linh, vào một thế giới khác ngoài thế giới thực tại, thì không thể không có. Bùi Giáng quan niệm có ma, có tiên, thậm chí ông còn bị ngục tù trong cõi phiêu linh ấy.
Đá lạnh khiến người ta rợn người bởi nó mở ra một không gian, một ranh giới không rõ ràng giữa người sống và người chết. Người sống và người chết có mối liên hệ với nhau trong thơ Bùi Giáng, cũng như trong suy
nghĩ từ bao đời nay của người Việt. Trịnh Công Sơn ở tình ca Nối vòng tay
lớn bất hủ cũng viết: Người chết nối linh thiêng chào đời. Bóng ma trong Đá
lạnh không đáng sợ mà rất thảm thương: Chạy dài đêm sầu đóng tất tưởi
bóng ma cũng quay loạn hồn chia cây lá chẳng nghe nhau mặt đất chùn mây mơ màng xưa xuân vũ thiết tha gối mỏi con về. Bóng ma ấy hình như là một người con gái mười sáu tuổi. Bóng ma được chặn lại khi bước vào đời. Nó van xin, kêu khóc được nhớ tới, được nhìn thấy quãng đời mà nó đã trải qua:
Người đóng cửa một lần xin hãy mở đèn khói kia hương thở mộng con tan.
Bóng ma ấy trở về với người sống sống bằng giấc ngủ no canh chầy.
Một hồn ma đơn độc. Một hồn ma lạnh giá. Đá lạnh khiến ta nhớ tới
những cô hồn trong Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du. Bóng ma –
người con gái ấy của Bùi Giáng kêu gào, khóc bên khe đá vì cái chết quá trẻ,
vì đơn độc, vì không ai bên mình: Con khóc ở bên khe đá rêu in buồn giữa
da tràn lan ngập, nước sóng xanh sầu reo ủ rũ bên con cũng sẽ nói rằng tuổi đời con tới đó nghe sương trời bay lổ đỏ bốn bên vây bốn phía một mình con ở giữa con gục đầu tảng đá lạnh kêu tên.
Chỉ riêng lối viết như một mê hồn trận cũng đủ làm ta thấy được bóng ma, cõi ma. Lối viết như được ma dẫn đường chỉ lối, không quay lại được.
57
Ban đầu, bắt gặp bóng ma trong Đá lạnh ta có cảm giác ghê rợn. Bùi Giáng
như cùng tồn tại với bóng ma ấy, như cũng tưởng người là ma. Nên người ta đã chuyển từ sự khiếp nhược sang thương cảm cho những hồn ma đơn độc. Ở đời, ai cũng sợ ma. Nhưng bóng ma của Bùi Giáng cần một sự cảm thông chia sẻ, Bùi Giáng chơi vờn trong bóng ma của thơ. Bùi Giáng trong thơ
cũng là một vong hồn đơn độc thoát ra khỏi thân xác. Rồi Bùi Giáng cũng có
lần phải sợ thế giới của chính mình: Vòng ma nghiệt mấy lần ta rất sợ
(Không nói nữa).
Có cái cảm thức ngoài vũ trụ về một thế giới tâm linh, Bùi Giáng
trong Người điên đã đặt một câu hỏi lớn cho độc giả. Khi viết Mưa nguồn,
Bùi Giáng hoàn toàn tỉnh táo. Vậy tại sao ông lại viết về Người điên. Phải chăng sự thiêng liêng trong tâm cảm, trong hồn thơ đã cho Bùi Giáng sự dự đoán về tương lai.
Thế giới tâm linh không phải là cái gì đó xa lạ. Thế giới tâm linh trong thơ Bùi Giáng cũng gần với suy nghĩ của ta đó thôi. Nhưng cách Bùi Giáng viết về thế giới này cho ta một cảm xúc khác với tiềm thức sâu thẳm của mỗi con người. Thế giới tâm linh trước đây bị bỏ qua, nay Bùi Giáng đã đi sâu khai phá. Và đó là biểu hiện của chủ nghĩa siêu thực.