Ngôn ngữ ảo giác mộng mị

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 62)

Tập Mưa nguồn ngay trang đầu đã có lời đề tặng: Tặng ba người con

gái chiêm bao ở bờ cỏ Phi Châu . Điều đó cho thấy Bùi Giáng sáng tác trong cõi mộng. Vì có viết trong mộng, Bùi Giáng mới tặng ba người con gái chiêm bao.

Trong Tuyên ngôn của Chủ nghĩa siêu thực có một ý đại loại như sau:

Tác hợp mộng và thực là đập vỡ bức tường ngăn đôi con người với phần vô thức để tìm thấy toàn bộ tri năng trong sáng tạo. Thế giới thơ Bùi Giáng là thế giới biểu tượng: Thơ – mộng.

58

Đọc thơ Bùi Giáng, nếu hòa mình vào trong cảm thức của nhà thơ, ta sẽ không còn là chính mình nữa. Cứ bị cõi thơ ông kéo đi bắt đầu bằng những vần thơ tỉnh táo đến cõi ảo - thực đan xen lẫn lộn, rồi cuối cùng không thoát ra được. Lạc vào chốn hỗn độn, không phải trời, không phải đất ấy mà rong chơi, ta có cảm giác hoảng sợ mà vẫn thích thú rồi đam mê vô cùng. Bùi Giáng sống ở hiện tại nhưng thời gian trong thơ ông là thời gian quá khứ. Cảnh cũng là cảnh xưa, người cũng là người cũ:

Người kỹ nữ ngày xưa trên bến nước (..) Cát xa bờ tơ chỉ nối chiêm bao

(Về giữa ngọ )

Nhớ lại quá khứ không phải vì thực tại đau khổ, vì quá khứ tươi đẹp. Ngược lại, tâm hồn Bùi Giáng trong quá khứ rất trống trải cô đơn:

Vì bữa đó (..)

Ngón vô ngần đau khổ ở trong tay

(..) Ngón vô ngần đau khổ lúc buông ra.

Người thơ cần một cái siết chặt tay để vơi bớt đau khổ. Nhưng khi

buông tay ra, khổ đau vẫn hoàn đau khổ. Ta hy vọng nhiều ở cõi xa, ở quá

khứ, ở tận trong tâm hồn. Nhưng không ai hiểu mình hết. Mọi sự sẻ chia đều vô nghĩa. Nhà thơ đau khổ vì buông tay ra thì ít mà đau khổ không thể sẻ

chia thì nhiều. Những tưởng siết chặt tay sẽ vơi đau khổ nhưng đau khổ vẫn

còn nguyên đó khi buông tay ra. Bởi thế Bùi Giáng mới nói:

Ai người đâu nữa để xẻ chia

Trời đất hoang mang buổi mộng lìa

(..) Lạnh giá hay không giấc mộng vàng ? (..) Những mộng nguồn bay giữa gió nhiều

59

Vì sống trong cõi mộng nên cảm thức thời gian của Bùi Giáng khá lẫn lộn. Ta khó có thể phân biệt được đâu là quá khứ đâu là hiện tại. Người thơ của Bùi Giáng cũng rất khó xác định, khi là người thực, khi là tiên nữ, khi là người hay gì đó cũng không rõ. Bùi Giáng thoát khỏi thực tại, không phải để tìm đến một thiên đường tuyệt diệu như Tản Đà ao ước. Bùi Giáng vào cõi mộng để sống thực với mình, để là chính mình. Vì mộng là phần vô thức của con người. Ý nghĩ chủ quan không thể đưa mộng vào khuôn khổ ý thức lề lối. Chỉ có ở mộng người ta mới bộc lộ hết mình. Bùi Giáng sống trong mộng không sung sướng gì. Bùi Giáng đau khổ quằn quại trong mộng:

Mảnh trăng tuyết khóc rẫy ruồng

Mộng hoang phế rung bên nguồn nước xanh Chiêm bao tàn tạ trăng cành

Ngàn xưa gục ngã bên thành lũy xiêu

(Hiện thể)

Nước sông khi vơi khi đầy. Đời khi vui khi buồn. Và mộng trong thơ Bùi Giáng không phải khi nào cũng tràn đầy khổ đau. Dù mộng chia ly,

mộng tan vỡ nhưng Bùi Giáng trong chiêm bao, trong bữa nay, bây giờ vẫn

tìm được niềm vui trong mộng, niềm vui với những LynRô, với những em

lạ, em xa. Bùi Giáng không phải là thế hệ vứt đi, quay lưng với thực tại, trong xã hội Mỹ khi chủ chủ nghĩa siêu thực ra đời. Bùi Giáng khi sáng tác

Mưa nguồn đang trong độ sung của tuổi trẻ nên ông cảm nhận niềm lạc quan yêu đời cũng là lẽ đương nhiên.

Phiêu diêu trong cõi mộng quá nhiều, nhà thơ chùn chân mỏi gối, muốn:

Gĩa từ cõi mộng điêu linh

Tôi về buôn bán với mình phôi pha

60

Một con người chân chính không bao giờ tự chối bỏ mình. Một Bùi Giáng chân chính không thể bỏ mộng. Vì chỉ trong mộng ông mới là chính

mình. Mà đời dại khờ như một giấc chiêm bao nên Bùi Giáng lại bỏ thực tại

vào mộng. Ở quá trình tồn tại trong mộng Bùi Giáng cũng ghé vào thực tại đôi lần. Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống. Hiện thực là nguyên liệu cho thơ. Nên trong thơ Bùi Giáng không hoàn toàn là mộng cũng không hoàn toàn là thực. Mộng là phần tâm hồn nhà thơ. Thực là cuộc sống, là cội nguồn của thơ. Khó có thể tách mộng và thực ra được. Một người không thể sống trong mộng hay trong thực hoàn toàn. Con người tồn tại với hai trạng thái ý thức – trách nhiệm cá nhân với xã hội, vô thức – trách nhiệm đối với chính mình. Chính trong trạng thái vô thức đó Bùi Giáng đã viết một cách tự động theo mạch cảm xúc tuôn trào rất độc đáo.

Tiểu kết:

Phong cách ngôn ngữ trong Mưa nguồn thực ra chưa thể khái quát hết

phong cách ngôn ngữ của Bùi Giáng trong suốt nghìn tác phẩm. Đó mới chỉ

là điểm khởi đầu cho một kiểu phong cách ngôn ngữ Bùi Giáng sau này.

Nhưng xét về vai trò và thành tựu mà Mưa nguồn đạt được, phải nói đây là

bước khởi đầu đáng kính và tạo ra những thành quả xuất sắc liên tiếp sau nó.

Phong cách ngôn ngữ trong Mưa nguồn dù vậy đã mang một đặc trưng

riêng, và lại càng không thể trộn lẫn nhộn nhạo cùng các tập thơ điên của

Bùi Giáng. Trong Mưa nguồn, Bùi Giáng có khi rất nhà quê với những câu

lục bát, với thành ngữ dân tộc, với những hình ảnh quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày; có khi lại tình tứ như chàng nông dân chân đất trong lễ hội, và dẻo dai trên thửa ruộng của mình. Nhưng nếu chỉ có thế, thì Bùi Giáng có khác nào Nguyễn Bính. Đi kèm với ngôn ngữ bình dị là sự phóng túng trong cấu trúc lạ hóa, trong trật tự từ để tạo ra những mật ngữ, ẩn ngữ luôn biến hóa khôn lường. Cái khổ của chàng thư sinh nhà giàu yêu

61

đồng ruộng như máu thịt này là hiểu biết quá nhiều. Vì thế, những ngày chăn dê đọc sách tư tưởng, sách văn học phương Tây mang đến thơ Bùi Giáng một thế giới ngôn ngữ của chủ nghĩa siêu thực. Trong đó, thế giới tâm linh và những ảo giác mộng mị khiến nhà thơ tìm lại con người mình và tìm ra bản thể tự nhiên cho thế giới con người- thế giới bị chính con người chối bỏ.

KẾT LUẬN

Sinh thời, Bùi Giáng từng nói: Hãy để tôi yên, tôi dại. Đừng ai nói đến tôi. Và nhất là đừng có bàn đến thơ tôi [7, tr. 572]. Nhưng vì quá thích thú thơ ông, nên người ta đành mạo muội làm sai lời ông, mạo muội bàn đến

thơ ông. Ngôn ngữ trong Mưa Nguồn là sự kết hợp của ngôn ngữ bình dị và

ngôn ngữ phóng túng, ngôn ngữ bí hiểm và trò chơi ngôn ngữ trong cấu trúc lạ hóa,…Tất cả tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng khi đi cùng nhau lại khá hài hòa, tương trợ cho nhau, tạo nên phong cách ngôn ngữ Bùi Giáng.

Mưa nguồn của Bùi Giáng dù sáng tác trong thời kì nhà thơ còn tỉnh

táo nhưng thế giới thơ ông mang cái vô thức, sự bí hiểm kì dị. Mưa nguồn

xuyên suốt với ba hình tượng: em, xuân và mộng. Mỗi hình tượng này đều

không mang ý nghĩa bản thể của nó mà bất ngờ đến dị biệt. Mưa nguồn gồm

hai thế giới: tỉnh táo và bí hiểm nhưng hầu hết là thế giới thơ bí hiểm. Một đặc trưng ngôn ngữ của Bùi Giáng là lối viết tự động. Lối viết từ cảm xúc

62

Mưa nguồn dù dưới hình thức ngôn ngữ nào đi nữa cũng muốn đưa ngôn ngữ trở về sự vật: thơ tôi làm để cho chuồn chuồn châu chấu ( Bùi

Giáng), và rồi lại biến tất cả thành trò chơi ngôn ngữ. Bùi Giáng đã vượt qua

chủ nghĩa hiện đại, mở một cánh cửa vào hậu hiện đại, để hôm nay, càng lúc càng đông nhà thơ trẻ, với những kích thước tài năng và tầm vóc tư tưởng khác nhau, chen chân qua khung cửa hẹp ấy [7, tr.437].

Bùi Giáng đã ra đi mãi mãi nhưng thơ ông để lại cho đời vẫn là những mật ngữ còn nhiều bí ẩn. Nói về Bùi Giáng thế nào cũng chưa hẳn đúng, chỉ có thể dùng hai câu thơ của chính nhà thơ để nói về ông:

Người nằm xuống để nghìn năm vang bóng Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần.

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)