Ngôn ngữ bình dị, phóng túng 1 Ngôn ngữ bình dị

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 41)

3.1.1. Ngôn ngữ bình dị

Thế giới thơ Bùi Giáng có thể phân làm 4 loại: loại thơ điên loạn thực sự hoàn toàn không có ý nghĩa gì, loại thơ ngộ nghĩnh có một ý nghĩa nhất định nhưng vẫn thuộc loại thơ không tỉnh táo, loại thơ viết trong thời kì tỉnh táo nhưng rất bí hiểm không ai hiểu nổi, loại thơ hoàn toàn tỉnh táo. Trong

38

bài thơ tỉnh táo. Và dù sao Mưa nguồn cũng là một trong những tập thơ tỉnh

táo nhất của Bùi Giáng. Có lẽ vì thế mà ngôn ngữ bình dị là chất liệu không thể thiếu để xây dựng nên thành công nghệ thuật tột bậc của thi phẩm này.

Phỏng theo cách nói của Nguyễn Tuân làm cho tôi món luộc,tôi sẽ nói cho

anh biết thịt hàng anh như thế nào thì cũng có thể nói cho tôi xin một ít lục bát, tôi sẽ thưa anh có phải là nhà thơ thứ thiệt hay không [3,tr.146]. Nếu quả như vậy thì Bùi Giáng với riêng thể thơ lục bát của dân tộc rất đỗi bình

dị cũng đã là một nhà thơ thứ thiệt. Đối với Bùi Giáng, lục bát Việt Nam là

cõi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển, ba bẩy sông

hồ [7, tr.572]. Thụy Khê nói cả đời Bùi Giáng là đời lục bát. Vẫn cái lối ngắt

nhịp chẵn và gien vần lưng trời sinh quen thuộc cả nghìn đời của ca dao nhưng khác ở lối so sánh dễ hiểu hơn:

Em người thôn nữ bờ mương

Ngồi nhìn cá nhảy lên vườn như chim

(Xuân thôn nữ)

Nếu tách cặp câu lục bát trong một bài thơ viết theo thể lục bát cũng được một câu mang ý nghĩa trọn vẹn. Nếu ai chưa đọc thơ Bùi Giáng sẽ nghĩ ngay đó là ca dao:

Nỗi niềm hè hạn thu mưa

Là tâm sự của quê mùa nông dân

(Ca dao)

Những hình ảnh quen thuộc mà ca dao sử dụng như hoa, trăng, khung cảnh đồng quê,… được khai thác triệt để trong thơ Bùi Giáng:

Em về mấy thế kỷ sau

Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không

39

Tuy nhiên những hình ảnh quen thuộc đó không làm thơ Bùi Giáng

rơi vào cái chung chung dễ làm khó hay của nhiều người. Ngược lại, thơ Bùi

Giáng mang một giọng điệu tâm tình đặc biệt, gần gũi, dễ thuộc. Điều này cho thấy Trung Niên Thi Sĩ đã tìm được điểm chung với Nguyễn Du trong hành trình đi tìm tiếng nói mới mẻ cho ca dao.

Cũng như nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Bùi Giáng yêu vốn văn hóa truyền thống của nước mình đến nỗi thành tiềm thức và đưa vào thơ những thành ngữ muối mặn gừng cay, đứng mũi chịu sào, thằn lằn đứt đuôi,…đầy sáng tạo:

Em đứng mũi anh chịu sào có vững Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng

(Phụng hiến)

Em chẳng cùng tôi ngó nữa trăng Thì thôi đuôi đứt con thằn lằn

(Nhe răng)

Ngôn ngữ trong Mưa nguồn bình dị cũng ở chỗ, mỗi bài thơ Bùi

Giáng viết ra như tự bộc bạch tâm sự nên đầy những từ ngữ biểu cảm thái độ

người nói, không hề chau chuốt, như thế nên chi (Cũng lay lắt bởi đời xuân

em ạ/Thế nên chi anh cũng viết dòng này), em ồ em (Mở con mắt một lần lên tiếng hử/Em ồ em, anh nói một lời này)…Đặc biệt ngôn ngữ đối thoại giàu chất khẩu ngữ khiến người nghe có cảm giác là người trong cuộc với các từ

hỏi, thưa.

Đề tài trong Mưa nguồn mang màu sắc cuộc sống thường ngày của

nhân dân với những cô gái chửa hoang trong hội làng, với châu chấu chuồn chuồn nơi cánh đồng ngập nắng,…và ngay cả việc sinh hoạt cá nhân thường ngày là công việc soi gương cũng được đưa vào thơ khá thú vị:

40

Tóc bạc thưa rằng Trời đất cách ngăn Đừng mê con gái Bực quá liền quăng Tấm gương xuống đất Vẫn nghe mãi rằng - Đó là sự thật

(Tóc bạc thưa rằng)

Câu chuyện đơn giản xoay quanh chuyện soi gương, với thể thơ tự do mang lời ăn tiếng nói của người dân lao động, mang đến tiếng cười dí dỏm cho người đọc. Nhưng bài thơ không đơn thuần mang sự cười vui giải trí mà chứa đựng triết lý nhân sinh nhất định. Con người như mọi sinh vật sống

trên trái đất này đều không thể thoát khỏi qui luật tự sinh, tự diệt. Nhưng hầu

hết, mỗi chúng ta đều không chấp nhận sự thật một mai mình sẽ là cát bụi. Chứng kiến tuổi già như mùa đông lạnh giá ngay trên đầu, ai mà chả sợ. Và thông điệp nhà thơ muốn mang đến với chúng ta dường như là: con người rồi sẽ phải mất đi, đừng cố chống lại qui luật tự nhiên đó mà hãy sống sao để không hối tiếc với đời.

Tình yêu là thứ để người ta tốn nhiều giấy mực nhất và Bùi Giáng không phải là kẻ đứng ngoài cuộc chơi tình ái ấy. Yêu, nhà thơ cũng tương tư, cũng nhớ thương một người. Ông đưa ra cái lý sự cùn gia trưởng đến đáng yêu:

Nhớ em anh rất có quyền

Ngồi trên bãi rộng quàng xiên vẽ hình

(Đổ quán)

Tưởng nhà thơ muốn cái quyền gì ghê gớm của một thằng đàn ông

41

dân này bình dị và đơn giản như chính cây lúa, cái rơm cái rạ thế thì ai mà không yêu cho được.

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 41)