Ngôn ngữ bí hiểm, khó lường

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 49)

Nếu nhà thơ cứ mãi tỉnh táo với thực tại thì thơ ông không còn là tiếng nói của tâm hồn. Bùi Giáng ngoài cái tỉnh táo còn cả một thế giới bí hiểm. Thơ Bùi Giáng là những cuộc tao ngộ kì thú. Và ngộ nghĩnh hơn cả, bí hiểm

hơn cả là Một lần vĩnh viễn gặp hư không trong bài thơ Hư vô và vĩnh viễn.

45

Cứ thế kéo nhau tới phần kết. Dù cho, mỗi thực thể trên đời không thể tồn tại cùng một lúc hai dạng thức: hư vô và vĩnh viễn. Nhưng:

Lá cũng mất như một lần đã lỡ Trời đã xanh như tuổi ngọc đã xanh Trời còn đó giữa tháng ngày lỡ dở.

Tác giả thấy đã đánh mất một cái gì đó do lầm lỡ, tất cả đều lỡ dở dù hình như nó vẫn tồn tại nhưng không còn như xưa dù vẫn còn tuổi ngọc, tuổi xanh. Em đã vô tình đánh mất một điều quý giá của tuổi ngọc?

Hai trạng thái: hư vô và vĩnh viễn tưởng chừng là hai thể không bao giờ thống nhất. Nhưng trong thơ Bùi Giáng chúng cùng tồn tại song song, cùng đan xen hỗ trợ tương ứng cho nhau. Hư vô và vĩnh viễn là hai mặt của cuộc đời, giống như hai mặt của trang giấy nếu thiếu mặt này thì mặt kia không tồn tại. Trong cuộc đời có những thứ tưởng chừng rất xa, nhưng thực ra lại rất gần:

Cũng vô lý như lần kia dưới lá (…)Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không

Trong bài Người điên xuất hiện một chàng trai cứ đi lang thang trong

đời. Nhưng người yêu của chàng lại chỉ đứng đằng xa để nhìn người yêu mù và câm của mình. Tại sao người con gái ấy lại không chạy lại dắt tay người yêu của mình? Tại sao người con gái ấy lại không khóc, không buồn khổ. Nàng chỉ băn khoăn tự hỏi: chàng đi tìm cái gì giữa cõi dương gian này? Một thứ gì mơ hồ khiến chàng phải đi giữa trời mưa gió bão bùng:

Từ khô se cồn nội

Xuống ruộng trổ đòng đòng Lúa mùa lên phơi phới Bờ nước đục cong cong Vì sao chàng nhắm mắt

46

Đi kiếm mãi một mình Để trời mưa lên mặt Một cồn lá phiêu linh.

Bùi Giáng vẽ một bức tranh hai người yêu nhau như thế. Yêu nhau nhưng không cùng nhau bước đi trên một con đường. Yêu mà chỉ nhìn, không nói gì cả. Người điên ấy là ai? Người con gái ấy là ai? Và thứ mà người điên ấy đi kiếm là gì? Nhắm mắt mà đi giữa trời mưa, chàng trai không dùng đôi mắt để nhìn cuộc sống, mà dùng tâm hồn để đi tìm vẻ đẹp cuộc đời, nên không thể cảm nhận sự khó khăn do thời tiết gây ra. Chàng trai quên đi tất cả, bỏ mặc cuộc sống thực tại giả dối để sống thật với con người mình, để dùng tâm hồn để cảm nhận cuộc sống.

Nếu như trong Người điên Bùi Giáng phác họa một chân dung lạ lùng

thì trong Chỗ này chỉ là một dấu chân của bóng hình nào đó:

Người đứng đó ngày về tôi có thấy Hai bàn chân trên cỏ lá ngàn xuân

(…) Người đi đâu – xưa chính đã chỗ này.

Người thơ không hiện hữu cụ thể, cứ như một bóng ma, chỉ để lại dấu chân bằng việc giẫm nát cỏ. Thi sĩ nhìn phong cảnh bốn bề mà đoán dấu

chân này là dấu chân của linh hồn người (…) thiếu nữ, thanh tân. Một bóng

hình không rõ chưa nhìn thấy bao giờ, nhà thơ cũng nhớ, nhớ hết một thời tuổi trẻ. Đó là sự ám ảnh tâm khảm về một dấu chân, một bóng hình có thể chưa bao giờ tồn tại nhưng nhà thơ không thể dứt ra được:

Người không ở vì chờ mong đã mỏi Người đã đi cùng tuổi trẻ tôi đi Chợt có lúc trên đường tôi đứng lại Ngó ngu ngơ… xưa chính đã chỗ này

47

Nói về ngôn ngữ thơ bí hiểm của Bùi Giáng trong Mưa nguồn,ta

không thể không nhắc tới bài thơ Hươu. Khổ thơ đầu vẽ nên một bức tranh

về rừng núi với trọng tâm là những con hươu:

Những con hươu đói ở trong rừng Ngó núi nhìn khe thấy mây trôi Trên núi rạc rời chân hươu nhỏ Cây rừng cây rú rậm cây rơi

Về ý nghĩa, khổ thơ này chưa có gì đáng nói nhưng về mặt câu chữ có

những nét đặc biệt. Ta thấy trong hai câu thơ: Trên núi rạc rời chân hươu

nhỏ/ Cây rừng cây rú rậm cây rơi, có một cách luyến láy hết sức đặc biệt hầu hết là thanh bằng.

Nếu trong Tây tiến của Quang Dũng những thanh trắc trong câu thơ:

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người có tác dụng đặc tả từng bước chân của loài cọp; thì cách luyến láy này đặc tả bước chân của con thú luồn lách qua suối, qua khe, qua rừng với một tốc độ nhanh vun vút. Đó là một hiệu ứng bất ngờ khi tác giả kịp dừng lại đúng chỗ không vượt qua ranh giới của sự lạm dụng như những bài thơ điên.

Mở đầu bài thơ là một bức tranh bình thường thôi nhưng ở ngay khổ thơ thứ hai lại là một bức tranh bí hiểm:

Con hươu từ đó lại bên người Kể lể lông vàng rụng hết đuôi Bốn cẳng từ đây xin bó lại

Qùy chân trên gối khóc không lời

Trần Đình Thu cho rằng: Đây hoặc là một câu chuyện ngụ ngôn kì bí.

Như tất cả chúng ta đều biết, ngụ ngôn vốn mang trong nó một ý nghĩa nhân văn sâu sắc còn câu chuyện trong bài thơ Hươu này mang lại ý nghĩa gì?

48

Nếu nhận thấy được ý nghĩa cụ thể trong bài thơ thì người ta đã không gọi thế giới thơ của Bùi Giáng là thế giới bí hiểm.

Những con hươu đói tận trong rừng sâu bị rụng lông hết, chạy đến kể

lể với con người. Một sự bóc trần bản thân đến nghiệt ngã, một sự bất lực

thảm hại khi đôi chân để chạy nhảy cũng phải bó lại. Chúng quỳ chân trên

gối khóc không lời nhưng ta không thấy có những giọt nước mắt. Ở một mức độ nào đó, bức tranh siêu thực này có thể sánh với tranh của Picasso. Picasso có thể nói là người đứng đầu trong dòng tranh siêu thực. Hội họa của Picasso không quan tâm tới đường nét và thế giới bên ngoài. Vấn đề là một hình mẫu nội tâm. Trong thực tế cuộc sống chưa và không bao giờ ta bắt gặp

được hình ảnh kì lạ như trong bài Hươu của tay phù thủy Bùi Giáng này.

Hình ảnh ở thế giới bên ngoài và nội tâm, Bùi Giáng đã phù phép để cho Hươu là một giấc mơ lạ, một bức tranh siêu thực trong văn học Việt

Nam. Cũng là sự bí ẩn giữa rừng xanh nhưng không phải là Hươu mà là con

người là bóng hình mơ hồ trong Người Về. Bóng hình của người trong bài

thơ được nhìn thấy qua hình ảnh năm ngón, bàn tay năm ngón, không có mặt

mũi cơ thể như thế nào?

Người bước về đây năm ngón chân Tôi buồn người bảo có tay nâng Bàn tay người có đủ năm ngón Người đứng xa, tôi tiến lại gần

Một cái bóng chưa xác định lại ở trong một ngôi nhà dựng giữa rừng xanh. Ta có cảm giác giống như trong truyện cổ tích. Người ấy đã trò chuyện, đã cầm tay Bùi Giáng dắt vào ngôi nhà khi ông lỡ lạc bước trong rừng sâu. Nhưng ông không sợ sệt vì lạc trong rừng ở thực tại chính là về với ngôi nhà xưa, về với người xưa:

49

Là quê thân thiết biết bao chừng.

Ngoài những bài thơ trên còn có một số bài thơ thuộc loại bí hiểm này

nữa như trong các bài Tượng Số, Tượng Số Hai, Tượng Số Thiên Nhiên:

Những nàng Tiên Nữ ở trên cao Bỏ xuống cho ta những trái đào Ù té ra sân ta chộp lấy

Gà con sợ hãi chui vô rào

(Tượng số)

Hai cảnh không thật và thật được nhà thơ kết hợp khéo léo. Bùi Giáng tin là có Tiên Nữ. Còn chúng ta có thể tin hoặc không tin. Nhà thơ kể những

chuyện không có thật về nàng Tiên Nữ với những chi tiết có thật Gà con sợ

hãi chui vô rào, làm người ta tin theo như ma đưa đường quỉ dẫn lối.

Những bài thơ này có vẻ như là loại thơ chuyển tiếp giữa những bài thơ hay, tỉnh táo của Bùi Giáng, với những bài thơ không tỉnh táo của ông. Đây là một sản phẩm đặc biệt, một thứ ngọc lạ lùng

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)