Từ ngữ chỉ trạng thái tình cảm và hành trình lãng du 1 Từ ngữ chỉ trạng thái tình cảm

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 37)

2.3.1. Từ ngữ chỉ trạng thái tình cảm

Bùi Giáng, như bất kì ai biết đến ông đều nhận thấy đó là một tâm hồn đa cảm và có cảm xúc dạt dào đến nhường nào thì ông mới để cho đời những

vần thơ tuyệt mỹ đến vậy. Trong thi phẩm Mưa nguồn, từ ngữ chỉ trạng thái

tình cảm xuất hiện 300 lần nhưng chiếm đại đa số là những từ ngữ mang

trạng thái tình cảm tiêu cực như hận, sầu, buồn, đau khổ,…

Từ ngữ chỉ trạng thái tình cảm buồn hay sầu xuất hiện với mất độ dày

đặc 86 lần. Nhà thơ buồn với tình yêu dang dở, với những mất mát trong tình yêu:

Anh chờ em không biết tự bao ngày Để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi

33

(…)Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói (…)Hờn phố thị để lạc hồn cõi lạ

Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi

(Không đủ gọi)

Nhà thơ cứ chờ người yêu, chờ lâu lắm rồi không biết tự bao ngày. Ông dùng thơ- tiếng nói chân thật xuất phát từ con tim, để gọi, để níu kéo

trái tim người ấy. Nhưng cuối cùng biết rằng thơ không đủ gọi. Người ta đi

rồi, Bùi Giáng nào có trách móc gì đâu. Nhà thơ chỉ dám hờn phố thị, sầu

phố xanh chứ không dám công nhận người ta phụ tình ông. Bùi Giáng trong

tình yêu yếu đuối đến cao thượng.

Nỗi buồn của nhà thơ thường xuất hiện với những nỗi nhớ khôn nguôi

về quá khứ, nỗi buồn của kẻ xa quê:

Tuổi thơ em có buồn nhiều

Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua

(Áo xanh)

Một tiếng nói một nụ cười chợt tắt Hết mấy phen buồn trở lại bên đơi Đồng ruộng cũ màu trôi trong cỏ nhặt Dưới bình minh rạ xám gốc trơ phơi

(Người đi đâu)

Chỉ 10 lần nhưng mỗi khi xuất hiện, từ hận lại đem đến sự hụt hẫng và ớn lạnh:

Đem nhan sắc rửa một lần máu hận Để từ đây lòng mộng chết bên đèn

(Judith)

Tàn canh với hận sa trường

34

(Nausica)

Bùi Giáng như đi ra khỏi ranh giới thực tại để đi vào một thế giới khác đầy rẫy chết chóc và hận thù. Nhưng người ta không hiểu, từ khi bắt

đầu sáng tác đến khi Mưa nguồn xuất bản, nhà thơ đã gặp phải vấn đề gì mà

phải thốt lên lời oán hận thê thiết đến thế. Nhà phê bình Đặng Tiến từng nói: Nếu chúng ta không tiếp nhận một cách phiêu bồng (..) thì chúng ta không bao giờ hòa mình được với cái thơ của Bùi Giáng. Bùi Giáng không tồn tại với thế giới thực tại. Vì thế không thể dùng hiện thực rõ ràng khoa học để lý giải thơ ông.

Trong 300 lần xuất hiện của từ ngữ chỉ trạng thái tình cảm cũng chỉ có 18 lần, Bùi Giáng nhắc đến yêu nhưng lại mang đến cho người đọc từ bất

ngờ này đến bất ngờ khác với man dại yêu thương (Xuân xanh). Như mọi

người bình thường trên thế gian, nhà thơ cũng có những mối tình với bao cô gái:

Bụi bay là áng mây mờ

Yêu nhau là hẹn sai giờ ngó nhau

(Thưa em Sài Gòn)

Nhưng tình yêu của Bùi Giáng không chỉ bó hẹp trong phạm vi người với người mà còn mở rộng với cây cỏ, loài vật. Đó không phải là sự thương hại hay yêu quí của người dành cho vật mà là tình yêu như hai con người thật sự (Nỗi lòng Tô Vũ). Nhà thơ còn có một trái tim chứa cả thế gian:

Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn Hết tâm hồn và hết cả xương da

Nếu chỉ sống mãi trong trạng thái tình cảm tiêu cực thì Bùi Giáng đã không có một trái tim đôn hậu để yêu thương tất cả và tha thứ bao dung như thế. Những cung bậc tình cảm dù xuất hiện không đồng đều nhưng cũng đầy

35

dù không chiếm phần lớn cũng đủ mang đến nhà thơ một tình yêu cuộc đời

đến tha thiết. Có thể nói, trong 139 bài thơ của Mưa nguồn đã diễn đạt trọn

vẹn mọi trạng thái tình cảm của con người từ vui đến buồn, từ yêu đến thương nhớ,…nhưng điều đó không làm Bùi Giáng hòa tan vào thế giới chung mà vẫn giữ lại nét riêng cho mình.

2.3.2.Từ ngữ chỉ hành trình lãng du

Với 102 lần xuất hiện các địa danh trong Mưa nguồn, ta có thể thấy Bùi Giáng đi nhiều nơi thế nào. Vì thế từ ngữ chỉ hành trình lãng du cũng chiếm một số lượng không nhỏ trong tập thơ này 694 lần, trong đó gồm các từ: về, đi, đứng lại, chạy, bước, lên đường,lạc đường,…

Bùi Giáng đi nhiều nên tần số xuất hiện của từ đi khá cao 119 lần là

điều đương nhiên. Nhà thơ không dứt khoát được giống như Thâm Tâm ra

đi đầu không ngoảnh lại mà vẫn lưu luyến, hẹn ngày về:

Ra đi hẹn với xuân đầu

Buổi hồi nguyên lại pha màu bình minh

(Lời xuân)

Ta đi còn gửi đôi giòng

Lá rơi có dội ở trong sương mù?

(Mai sau em về)

Bùi Giáng ra đi không mang tâm thế của kẻ trốn chạy mà mang phong

thái ung dung của người muốn chầm chậm tận hưởng cuộc sống nên trên

hành trình lãng du của mình, nhà thơ rất ít khi chạy mà chỉ bước (53 lần):

Nhìn nhau từ lỡ chốc mòng

Bàn chân bước lại mấy vùng cỏ rêu

(Từ kỷ niệm đầu)

Thỉnh thoảng, Bùi Giáng cũng dừng chân đứng lại để ngắm trời, non,

36

nào đi nữa, nhà thơ cũng phải chấp nhận bỏ lại quê hương, gia đình, người

thân,…Cái cảm giác mình bỏ rơi mọi thứ luôn ám ảnh nhà thơ, bởi thế nó xuất hiện 36 lần như một sự chuộc lỗi và day dứt:

Gọi người bỏ lách lau thôn Kêu người dứt cỏ lìa hồn cải kim

(Thư xuân)

Bỏ trăng gió lại cho đời

Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa Bỏ người yêu bỏ bóng ma

Bỏ hình hài của tiên nga trên trời Bây giờ riêng đối diện tôi

(Mắt buồn)

Mang tâm trạng như vậy nên Bùi Giáng lúc nào cũng muốn trở về.

Trên hành trình lãng du của nhà thơ, nếu từ đi xuất hiện 119 lần thì từ về

xuất hiện tới 198 lần:

Giã từ cõi mộng điêu linh

Tôi về buôn bán với mình phôi pha

(Về buôn bán)

Nhà thơ càng háo hức ra đi bấy nhiêu thì cảm giác muốn trở về càng

mạnh mẽ bấy nhiêu. Không phải Bùi Giáng là kẻ hèn nhát không dám bước đi, không dám đối mặt với thách thức và nguy hiểm. Thực tế cho ông nhận ra hành trình lãng du của mình rốt cuộc là hướng tới ước nguyện tìm ra giá trị bản thân con người. Nhưng càng đi, nhà thơ càng thấy xa chính con người mình hơn. Sau những trải nghiệm và chiêm nghiệm, dường như hành trình

lãng du của Bùi Giáng là hành trình trở về với cội nguồn, trở về với những gì

là nguyên sơ và ban đầu, trong sáng và tinh khôi đẹp đẽ nhất.

37

Thế giới nghệ thuật trong thơ Bùi Giáng với cây cỏ, côn trùng, con vật nhưng tồn tại như xã hội của con người với đầy đủ cung bậc cảm xúc, những rung động của tâm hồn. Nhà thơ xây dựng không gian rộng lớn để tất cả cùng hòa hợp chung sống, và cũng kỳ công tạo cho con người, sinh vật những không gian riêng tư để bày tỏ, chia sẻ và khoảng không để suy nghĩ về cuộc đời, về những gì đang diễn ra. Bùi Giáng trên hành trình lãng du đi tìm những vẻ đẹp, những miền đất lạ và tìm lại con người mình. Nhưng chính những lần lạc đường và ngơ ngác trên đường đời xô bồ như một phiên

chợ Giát, nhà thơ nhận ra con người càng xa nguồn càng không thể là chính mình. Từ thế giới nghệ thuật, qua sự biểu hiện của ngôn ngữ về không gian và thời gian, về thế giới sinh vật hồn hậu, về những trạng thái tình cảm, Bùi Giáng nhận ra hành trình lãng du suốt cuộc đời mình không ngờ lại là hành trình trở về với cội nguồn, về với chính mình. Và ngôn ngữ biểu thị thế giới

nghệ thuật trong Mưa nguồn vì thế luôn tồn tại trong trạng thái nguyên sơ và

trinh nguyên nhất.

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 37)