Cấu trúc lạ hóa

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 54)

Thơ Bùi Giáng không có một lối viết thuần nhất, không hẳn là thể thơ lục bát, không hẳn là thể thơ tự do cũng không hẳn là văn xuôi. Câu chữ của bài thơ thế nào tùy thuộc vào cảm hứng của tác giả.

Riêng về ca dao, nói như Thụy Khuê trong thơ của Bùi Giáng vừa

vận dụng ca dao (…) vừa đưa thêm vào những hình ảnh rất là siêu thực nên tính cách thơ lục bát của ông khác hẳn với những gì chúng ta quen đọc, quen thấy trong ca dao hay lục bát bình thường. Bùi Giáng có cách viết

rất quái là đưa những từ ngữ khó hiểu vào chỉ với một mục đích làm cho câu

trên và câu dưới gieo vần với nhau:

Xin chào nhau giữa con đường

50

Nếu là ca dao thì rất ít đưa từ nguyên Hán miên trường vào. Miên

giấc ngủ, trường là dài. Theo cấu tạo tiếng Hán, giấc ngủ dài phải là trường

miên. Từ miên trường nghe có vẻ trang trọng nhưng hoàn toàn vô nghĩa. Ở

đây để giải quyết vướng mắc về vần, Bùi Giáng đã tạo ra những vần thơ vô

bổ nhưng câu thơ vẫn rất hay. Bởi thế trong phần đầu của tập Mưa nguồn,

sau lời đề tặng là hai câu thơ trên. Có thể nói đây là tiếng nói tiêu biểu trong

Mưa nguồn.

Bùi Giáng có phong cách ngôn ngữ riêng, hay còn gọi là kiểu ngôn ngữ Bùi Giáng. Nhà thơ sử dụng rất nhiều từ Hán Việt bên cạnh từ thuần Việt, đồng thời tạo nên những từ lạ so với thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt. Nhiều bài thơ, từ Hán Việt dày đặc đến mức tràn cả ra ngoài câu chữ :

Thiệt thòi đời mộng phiêu linh

Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm Giấc quày quả lạnh anh trâm

Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu Hoài mong hiu hắt nhịp cầu

Mà hương quan vắng xa màu mây trôi

(Mùa phượng cũ)

Bùi Giáng cố ý dùng nhiều từ Hán Việt trong một cấu trúc ngữ pháp đã bị xáo trộn so với cấu trúc bình thường để tạo nên mật ngữ của riêng ông.[7, tr.339] Sử dụng một rừng từ Hán Việt kết hợp cùng các khẩu ngữ,

nghịch ngợm, xáo trộn không làm cho Mưa nguồn bị cổ điển hóa, dù trang

nghiêm nhưng vẫn rất mới lạ, thách đố tư duy người đọc và tạo ra nhiều thú vị.

Ngoài thể thơ lục bát, Bùi Giáng còn sử dụng linh hoạt những thể khác nhau: Thể thơ 8 chữ, thơ 5 chữ và thơ tự do. Nhưng kể đến Bùi Giáng

51

với khía cạnh cấu trúc ngôn ngữ thì không thể không nhắc tới lối viết tự động, câu không ra câu, nghĩa không rõ nghĩa trong nhiều bài thơ. Nếu chưa từng biết đến chủ nghĩa siêu thực, người ta sẽ cho lối viết này là biểu hiện của bệnh lí tâm thần. Nhưng chính lối viết theo vô thức này mới làm nên một Bùi Giáng thực sự. Ban đầu là lối viết thừa thãi từ ngữ một cách vô thức:

Hôm nay tôi kiếm củi trong rừng Lạc mất đường về chợt bỗng dưng Sực nhớ rằng đây rừng rú thẳm

(Người về)

Ở mấy câu thơ trên người đọc dễ dàng nhận thấy những từ chợt, bỗng

dưng, sực đều diễn tả cảm xúc đột ngột bất ngờ, tức là chúng gần nghĩa với nhau. Thi sĩ chỉ cần dùng một từ là đủ. Khi cảm xúc tuôn ra vô tận, nhà thơ không thể kiểm soát những kí hiệu ngôn ngữ. Mà đã kiểm soát cảm xúc thì

thơ không còn là tiếng nói tâm hồn chân thật nữa. Thiên đường chuông giấy

của Phan Hạo Nhiên cũng có lối viết tự động như Bùi Giáng, nhưng ở đó ta vẫn tìm thấy sự logic ý thức ở mạch ngầm văn bản :

Tiến đến cuộc nội chiến

Những người da đen bỏ trốn lên miền Bắc và bị săn đuổi Bởi những súng dài trong buổi sáng mù sương

Suốt thời gian đó những cánh đồng bông có phần trễ nải

(Cắt dán từ lớp học lịch sử)

Trong thơ Bùi Giáng lại khác, ngôn ngữ ở những bài viết theo lối tự động này, chối bỏ mọi ý nghĩa. Chúng tạo thành những hình ảnh va đập rất mãnh liệt. Bùi Giáng muốn giao phó tác phẩm nghệ thuât – đứa con tinh

thần của mình hoàn toàn cho độc giả: Em hé cành cây xanh cánh cửa bước

52

sau khi cười cho thật sung sướng người nghe. Miệng em và. Trái anh đào lay lắt suối trong soi suốt một sớm mai tiên nữ đi về gót vang lồng lộng em ồ em !Ta định nói hai tay năm ngón một lời man dại yêu thương (Xuân xanh)

Đoạn thơ có những câu chữ không liên kết: Cách ngắt và chấm câu không hợp lí theo ý nghĩa và quan hệ chủ vị, sự liên tưởng giữa hình ảnh này và hình ảnh khác không có điểm chung. Nhưng giữa các câu nối tiếp nhau, xét kĩ càng, lại có sự liên tưởng. Một cách công bằng mà nói, sự va đập kí hiệu trong thơ Bùi Giáng không thể mãnh liệt như các tác phẩm của các nhà

siêu thực phương tây: vẻ đẹp của người phụ nữ cũng làm tôi xúc động hơn vì

ma chó sói sự bùng nổ của khí mỏ than tiếng hát của cu cu cú giận đầu gối Tôi tiếc rằng đã không tìm thấy một điểm tiếp xúc nào khác với thực tế hay đúng hơn là những điểm so sánh rất tầm thường… (Aragon).

Khó mà có thể so sánh hai nền văn hóa, văn học khác nhau một cách tuyệt đối. Bởi thế lối viết tự động trong thơ Bùi Giáng đạt đến độ ấy kể như cũng đã xuất sắc rồi. Bùi Giáng không chỉ viết một hai bài theo lối viết tự

động này. Trong Mưa nguồn những kiểu viết cảm xúc như thế không ít (13

bài): Bờ xuân, Em quên, Xuân xanh, Giòng sông trắng, Đứng lại, Không đề,

Thiếu nữ, Bữa hôm nay, Trong vườn, Trời Nam Việt, Lời Hàn Mặc Tử, Kim Trọng tại sao, Đá lạnh. Điều đó cho thấy thi sĩ không viết để gây ấn tượng với lối viết lạ. Bùi Giáng viết theo mạch cảm xúc tuôn trào của chính mình.

Nếu coi ngôn ngữ là một trận pháp thì Bùi Giáng là người điều binh khiển tướng trong trận pháp ấy. Cấu trúc lạ hóa trong ngôn ngữ của Bùi Giáng làm cho kho tàng ngữ nghĩa phong phú thêm. Sự lạ hóa này còn được thể hiện trong trò chơi độc đáo với hư từ:

Khắp bốn bề thiên hạ rủ nhau thưa Em là con gái tuổi đương vừa (…)

53

Nghe trong mình nước mắt chảy lên mi Nghe bốn bên thiên hạ ngó em vì

(Biểu tượng sơ nguyên)

Oanh yến múa cho trời xuân xanh mãi Và yêu thương lên tiếng bảo nhau rằng

(Bờ mây)

Thông thường, hư từ mang chức năng liên kết thực từ và các mệnh đề

trong câu, vị trí thường đứng đầu câu hoặc giữa câu, như: Mẹ bảo tôi rằng:

Con ra ngoài đừng chơi bời lêu lổng nhé hoặc Tôi không đi học vì trời

mưa,…Nhưng trong thơ, Bùi Giáng lại để hư từ nằm cuối câu để kết thúc ý

thơ. Khi câu thơ kết thúc, mà ý vẫn bỏ ngỏ, vẫn mở ra một trường liên tưởng

mới để người đọc tự khám phá, thơ hết mà ý chưa hết trong thi pháp chân

không của văn học Nhật.

Cấu trúc cú pháp trong thơ dù xê xích bao nhiêu, dù không là câu hoàn chỉnh thì người ta vẫn hiểu được, như kiểu khuyết chủ ngữ hoặc đưa thành phần vị ngữ lên đầu câu. Bùi Giáng cũng làm thế, nhưng khổ nỗi, ông để cấu trúc cú pháp thiếu hẳn đi thành phần quan trọng là vị ngữ, làm người đọc cố vắt óc ra bởi sự hụt hẫng của câu thơ:

Miệng người tự bữa môi cong

Mắt người tự bữa ngước đong đưa nhìn

(Hiện thể)

Đang chờ đợi đằng sau chủ ngữ kia là gì? Một kỷ niệm, một nỗi nhớ. Nhưng không, Bùi Giáng cứ để thế đấy. Ai nghĩ sao thì tùy. Lại cái kiểu đảo cấu trúc ngữ pháp của ông nữa: Thì thôi đuôi đứt con thằn lằn. Đảo ngữ thường nhằm nhấn mạnh thành phần được đảo lên đầu câu, như:

Xanh xanh mặt biển da trời

54

(Sóng Hồng)

Bùi Giáng dường như không quan tâm đến điều đó, dù sử dụng thành ngữ dân gian nhưng ông làm cho nó lạ hóa, không bằng quá trình hợp lý nào

hết. Nhà văn Cung Tích Biền từng kính nể gọi Bùi Giáng là Tề Thiên ngôn

ngữ đã nhận xét: khuynh đảo chữ nghĩa một cách lạ thường; biến những chữ

cụ thể, những nghĩa đã chết trong sự củng cố đã trở thành một hiện hình khác hơn, lại rất thơ, tinh diệu, biến hóa hơn. Ông làm giàu nghìn lần Tiếng Việt. [15, tr.75- tr.76]

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)