Ngôn ngữ phóng túng

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 44)

Bùi Giáng từng tự họa Nhe răng cười trong bóng tối…Không bao giờ

bắt chuồn chuồn mà cứ bảo rằng mình luôn bắt chuồn chuồn…Không thiết chi đọc sách mà vẫn cặm cụi đọc sách hoài…Chán chường thi ca mà cứ làm thơ hoài…Chuốc sầu vạn đại thì bảo rằng mua vui cũng được một vài trống

canh [7, tr.572]. Trong tâm hồn Bùi Giáng, mâu thuẫn đã chồng chéo mâu

thuẫn đến vậy, khó trách sao ngôn ngữ thơ ông không chỉ bình dị mà còn đầy phóng túng.

Thơ Bùi Giáng vừa quen vừa lạ, vừa cao siêu vừa gần gũi, vừa uy nghiêm, vừa bông đùa,…Bùi Giáng hình như đưa thú chơi đuổi bướm bắt chuồn chuồn vào thơ. Bởi thế, mỗi từ ngữ đang bay nhảy trong bầu trời chữ nghĩa, mỗi khi bị nhà thơ túm được là bỏ vào bài thơ ngay. Có những kết hợp tưởng chừng là không thể mà Bùi Giáng làm cho chúng đứng cạnh nhau hòa hợp như có duyên tiền định:

Không biết nữa trời tròn hay đất méo Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay

(Nhan sắc hôm nay)

Danh từ nhan sắc từ xưa đến nay chỉ đi kèm với con người. Mà giờ

Bùi Giáng lại đem đặt cạnh từ chỉ thời gian. Ông muốn phá vỡ ý nghĩ quen thuộc của con người, đem đến cho họ một kết hợp mới đầy kì lạ, một cách nghĩ mới có duyên. Thời gian mà nhà thơ cứ làm như một nàng thiếu nữ xinh đẹp vậy. Nào tưởng, thỉnh thoảng nhà thơ đùa vui thế thôi chứ ai nghĩ, Bùi Giáng chưa thôi ý định mang một luồng khí mới thay đổi trật tự ngôn ngữ của con người:

42

Mùa trổ bông là chi chít chim kêu

(Khép mắt)

Đã thế, Bùi Giáng còn không kịp viết hoa đầu dòng thơ vì ý tưởng

thời gian mở mắt đến quá nhanh mà quên mất và cũng có thể nhà thơ nghĩ

không cần thiết phải viết hoa chỗ đó.

Con người trải qua cả mấy ngàn năm để sắp xếp trật tự vạn vật và định nghĩa cho chúng. Còn Bùi Giáng lại cố tình phá ngang trật tự thông thường này:

Mây đứng lại cho chân trời phủ khói Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ

(Không đủ gọi)

Những thứ đáng lẽ ra phải đứng lại thì nhà thơ lại đẩy chúng đi, những cái phải chuyển dịch thì ông cột chúng lại bắt đứng yên. Những cái phải đứng bên cạnh nhau thì Bùi Giáng lại bắt chia tách, như màu- sắc, dòng- nước, gò -đống và tìm ra ý nghĩa của mỗi từ ngay cả khi chúng không

đứng cạnh nhau: sắc thì quay tít,màu thì ngả ngớn,giòng thì quanh co,nước

thì tăn teo,gò thì ngổn ngang, đống thì cheo leo,…Mọi cái như sự trớ trêu, nó cứ quay cuồng, ngả ngớn, quanh co, thiên thẹo. Phải chăng tác giả nhận ra con người sống không thật với nhau. Có gì đó điên đảo, đổi thay đến khó lường:

Cho quay tít sắc bên màu ngả ngớn Cho quanh co giòng khe nước tăn teo Cho ngổn ngang gò bên đống cheo leo Cho uốn éo đường thu thêm thiên thẹo

(Nhan sắc hôm nay)

Ngôn ngữ vào tay Bùi Giáng như một cây ghi ta trong tay người nhạc sĩ, có thể tạo ngay thành bản nhạc. Ngôn ngữ trong thơ ông quả là giàu tính

43

nhạc như một bài hát, những khúc dồn dập nhộn nhịp với các từ láy như trên thường xuất hiện trong Mưa nguồn. Nhưng đó còn là cái may vì người ta còn hiểu được bài hát này nói gì. Có những khi xuất thần, nhà thơ thoát ra ngoài câu chữ, biến ngôn ngữ thành trò chơi và kết hợp những từ vô nghĩa lại với nhau. Dường như, nhà thơ lúc này chỉ quan tâm tới tính nhạc:

Xếp hàng ngay nhanh lên hàng ngũ thẳng Rập ràng về bế hế rập ràng ca

(Nỗi lòng Tô Vũ)

Trong ngôn ngữ đối thoại, Bùi Giáng không kém phần phóng túng, các đại từ nhân xưng bỗng dưng bị chuyển ngôi hoặc lẫn lộn kiệm ngôi, giọng điệu thay đổi đột ngột từ tâm tình thân thiết sang ngôn ngữ chợ búa

con buôn:

- Mình ơi! Tôi gọi bằng nhà Nhà tôi!tôi gọi mình là nhà tôi Bây giờ xuôi ngược đôi nơi Thôi mình ở lại tôi dời chân đi Thưa rằng:- ở cái quái gì

Chàng đi thiếp cũng xin đi với chàng

(Về buôn bán)

Nhà thơ đang xưng hô mình- tôi, tôi- nhà tôi theo kiểu các cặp vợ chồng thường xưng hô với nhau, đây là lối nói trong thời hiện đại. Bỗng dưng, chuyển sang đoạn thơ khác, vợ nhà thơ lại sử dụng cách xưng hô của thời quá khứ, thời phong kiến chàng-thiếp. Hai người trong cùng một thời đại mà nói chuyện như hai thời đại khác nhau. Nhưng điều đó không tạo ra sự chênh lệch, hay kệch cỡm mà ngược lại, còn tạo ra sự bất phân thời gian của vũ trụ. Ngày hôm qua đã từng là ngày hôm nay và ngày hôm nay sẽ là ngày hôm qua. Vậy vì sao cứ phải phân biệt thời gian quá khứ hay hiện tại.

44

Cách xưng hô này của Bùi Giáng tạo ra hiệu ứng hòa hợp của thời gian vũ trụ, cái mà sinh ra vốn đã hài hòa.

Sở thích tự động thích là làm của nhà thơ thể hiện ở việc tách dòng thơ:

Vừng tóc đi tìm Kiếm làn mi chảy Nước mắt màu sim Tím hồn cá nhảy

(Lá thổi như bay)

Bùi Giáng cứ đếm đủ số chữ, mỗi dòng bốn chữ, không cần biết chúng có liên kết mật thiết với nhau thế nào, và rồi đẩy chữ kia xuống dòng

thơ dưới. Mà giá như, nhà thơ đừng viết hoa chữ kiếm tím thì còn dễ hiểu.

Đằng này, ông bắt chúng phải viết hoa cho bằng được vì chúng đứng đầu dòng thơ. Đã viết hoa thì chứng tỏ một câu mới được hình thành. Như vậy

mối liên hệ mật thiết trong các từ tìm kiếm, màu sim tím bị phá vỡ và lập lại

trật tự mới. Bùi Giáng phóng túng với ngôn ngữ thế là cùng.

Ngôn ngữ phóng túng trong thơ Bùi Giáng chỉ có thể dùng chính lời

nhà thơ để lý giải: Thơ tôi làm…là cách dìu ba đào về chân trời khác. Đi

vào trung tâm bão giông một lúc thì lập thời xô ngôn ngữ thoát ra phá vòng vây [7, tr.524].

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)