Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 27 - 32)

6. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận

2.1.3. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội

Quảng Trị hiện bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện: Thành phố Đông Hà: 9 phường

Thị xã Quảng Trị: 4 phường và 1 xã Huyện Cam Lộ: 1 thị trấn và 8 xã Huyện Cồn Cỏ: 0 thị trấn và 0 xã Huyện Đa Krông: 1 thị trấn và 13 xã Huyện Gio Linh: 2 thị trấn và 19 xã Huyện Hải Lăng: 1 thị trấn và 19 xã Huyện Hướng Hóa: 2 thị trấn và 20 xã Huyện Triệu Phong: 1 thị trấn và 18 xã Huyện Vĩnh Linh: 3 thị trấn và 19 xã

Quảng Trị có 141 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 117 xã, 13 phường và 11 thị trấn Khi tái lập tỉnh Quảng Trị theo Nghị quyết ngày 30 tháng 6 năm 1989 của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5, tỉnh có 1 thị xã là Đông Hà và 3 huyện là Bến Hải, Hướng Hóa và Triệu Hải. Theo Quyết định số 134-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 16 tháng 9 năm 1989, thị xã Quảng Trị được thành lập trên cơ sở thị trấn Quảng Trị (thuộc huyện Triệu Hải).

22

2.1.3.1. Điều kiện kinh tế a. Các ngành kinh tế

Sau nhiều năm khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội tỉnh hàng năm đạt được những thành tự đáng kể. Tăng GDP giai đoạn 2005-2013 đạt trên 10%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 26, 8 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng sản xuát công nghiệp- thương mại và dịch vụ chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, trong khi tỉ trọng của ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm. Năm 2013 tỉ trọng sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm 37, 9%, ngành nông lâm ngư chiếm 23, 8% ngành dịch vụ chiếm hết 38, 4%.

- Sản xuất công nghiệp: Đang có bước tiến khá, năm 2013 sản xuất nông nghiệp đạt 5.545.741 triệu đồng. Giai đoạn 2005-2013 tang bình quân trên 25%. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng, cơ khí, khai khoáng và chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Sản xuất nông nghiệp, thế mạnh là sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày, cao su, hồ tiêu, trồng rừng, chăn nuôi trang trại, đánh bắt hải sản. Sản phẩm luong thực có hạt năm 2013 đạt 233.644, 9 tấn. Cơ cấu cây trồng đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích cây công nghiệp dài ngày hiện có trên 18.000 ha cây cao su, 4.800 ha cây cà phê, 2.000 ha hồ tiêu và đang tiếp tục tăng lên hàng năm.

- Thương mại và dịch vụ: đây là lĩnh vực có khả năng để phát triển, trung tâm thương mại Đông Hà, khu hành lang kinh tế Lao Bảo đang phát huy tốt chức năng là một trong những trung tâm quan trọng của tỉnh. Hệ thống chợ được xây dựng và khá đồng bộ.Hoạt động du lịch được quan tâm và đầu tư phát triển.

- Thu hút đâu tư: Đến cuối năm 2013 tỉnh đã thu hut được 14 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng kinh phí lên tới 49.99 triệu đô la. Đầu tư trong nước đạt 6, 388, 107 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư của địa phương là chủ yếu.

23

b. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật

Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).

Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển.

Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

2.1.3.2. Điều kiện xã hội

24 Năm 2010 dân số trung bình của tỉnh là 601.672 người. Toàn tỉnh có 136.743 hộ gia đình, bình quân 4, 4 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị có 170.073 người, chiếm 28, 31%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1, 05% năm 2007 và 1, 12% năm 2010; dân số cơ học tăng không đáng kể. Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người.

Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiếm 50, 3%, nam chiếm 49, 7%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90, 9%, chỉ tiêu này cho thấy đây là cơ cấu dân số trẻ, riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 37, 9%, đây là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh.

Mật độ dân số toàn tỉnh là 126, 7 người/km2, thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như thị xã Quảng Trị: 308 người/km2, thị xã Đông Hà: 1.157 người/km2, trong khi đó huyện Đakrông chỉ có 29 người/km2, Hướng Hoá 64 người/km2. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế... phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.

b. Nguồn lao động

Năm 2010 toàn tỉnh có 346.287 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 57, 5% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng 3.000 - 4.000 người. Đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn hạn chế. Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lên chiếm 26% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4, 4%; trung học chuyên nghiệp 5, 9%; công nhân kỹ thuật có bằng 1, 5%, công nhân kỹ thuật không bằng 8, 3%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 2, 9%). Còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 74%. Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp

25 (năm 2010 chiếm tỷ lệ 55%);lao động trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao động xã hội.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô. Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn hóa dân gian. Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrông. Các dân tộc anh em trên đất Quảng Trị đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có những đóng góp to lớn cho thắng lợi của dân tộc và ngày nay đang chung sức đồng lòng, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương đất nước.

2.1.3.3. Văn hóa giáo dục

Truyền thống văn hóa. Nhân dân Quảng Trị có truyền thống cần cù, hiếu học; sáng tạo trong lao động sản xuất và có tình tương thân, tương ái, giúp nhau trong đời sống, nhất là khi thiên tai, dịch bệnh, trong xóa đói giảm nghèo. Trải qua những giai đoạn khốc liệt của các cuộc chiến tranh, người dân Quảng Trị vẫn bất khuất, kiên trung vượt qua gian khó vươn lên. Quảng Trị còn là vùng đất lịch sử nổi tiếng, có truyền thống yêu nước, cách mạng, sản sinh những người con kiệt xuất cho đất nước, tiêu biểu là Tổng bí thư Lê Duẩn. Qua các thời kỳ phát triển, Quảng Trị đã có nhiều danh nhân đạt những danh hiệu cao quý.

Tuy nhiên các dân tộc miên núi có truyền thống khai rừng lấy đất sản xuất và dựng nhà cửa.Tuy nhiên hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào là nông- lâm nghiệp, với hình thức canh tác còn truyền thống, đời sống còn nhiều khó khăn, người dân chưa được tiếp cận với các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây, thu nhập chưa đảm bảo nên tình trạng phát rừng làm nương rẫy vẫn xảy

26 ra thường xuyên, đay là một trong những nguyên nhân quan trọng làm mất rừng, giảm đa dạng sinh học, đát đia ngày càng bị thái hóa, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra.

2.1.3.4. Y tế và chăm sóc sức khỏe

Cuối năm 2013 tỉnh Quảng Trị có 613.000 người, tỏng đó số người trong độ tuổi lao động là 345.000 người chiếm 55%.Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 30%. trong đó đào tạo lành nghề chiếm 21, 5%. Mạng lưới y tế, giáo dục được đầu tư khá hoàn chỉnh. Chính sách xã hội được giải quyết, đời sống của nhân dân được quan tâm, tinh thần tự do, bình đẳng không ngừng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 27 - 32)