Về hiện trạng các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 68 - 70)

6. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận

3.1.3 Về hiện trạng các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Quảng Trị

Những di tích này do sự tàn phá của chiến tranh và thời gian nên có nhiều phần bị xuống cấp và cần được bảo tồn, tôn tạo để phục vụ cho hoạt động du lịch và tham quan của du khách và các phật tử từ nơi khác đến. Bên cạnh đó,

63 những ngôi chùa này đều nằm ở những khu vực xa trung tâm vì vậy đường đi rất khó khăn và ít phổ biến với các khách du lịch không đi theo tour/đoàn. Ở Quảng Trị có nhiều cơ sở tôn giáo của Công giáo, nhưng di tích có khả năng khai thác du lịch tâm linh tốt nhất chính là Trung tâm Thánh mẫu/Nhà thờ La Vang của đạo Công giáo.

Đối với các di tích lịch sử cách mạng: Việc khai thác và tôn tạo di tích chưa thực sự song hành với nhau, đồng thời do những nguyên nhân khách quan khác khiến cơ sở vật chất của các di tích này đang bị xuống cấp: Một là, ý thức của khách du lịch chưa cao. Khi đến các khu di tích, đặc biệt trong mùa du lịch việc vứt rác bừa bãi, dẫm đạp lên cỏ, vườn hoa và vẽ bậy lên tường trở thành nổi lo chung của hầu hết các di tích trên địa bàn. Những việc làm này của khách du lịch đã làm xấu đi cảnh quan khu di tích và gây những tổn hại đối với việc bảo tồn, tôn tạo những di tích này. Đơn cử như Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương nằm bên Quốc lộ 1A là nơi tiếp giáp giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Mặc dù hệ thống khu di tích này đã được xây dựng và tôn tạo hằng năm nhưng việc xuống cấp là không tránh khỏi do nhiều nguyên nhân, trong đó khí hậu nóng ẩm của miền Trung làm cho các hiện vật được trưng bày trong nhà tưởng niệm dần dần bị hư hại khó phục hồi. Bên cạnh đó, do ý thức của người đi thăm quan như vứt rác bừa bãi, dẫm đạp lên các bãi cỏ, vườn hoa và vẽ bậy lên tường các khu di tích... đã gây tổn hại và hư hại đến khu di tích có ý nghĩa lịch sử đặc biệt này. Hai là, thiếu kinh phí bảo tồn, bảo trì các khu di tích lịch sử cách mạng. Mặc dù được sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước, chính quyền 17 địa phương nhưng nguồn kinh phí được cấp rất hạn chế không đủ để tôn tạo và bảo trì định kỳ toàn bộ khi di tích mà chỉ có thể thực hiện bảo tồn, tôn tạo những phần quan trọng hoặc từng hạng mục trong khu di tích.

Sản phẩm du lịch được khai thác mạnh nhất đối với thị trường nội địa của Quảng Trị hiện nay là các dòng sản phẩm du lịch lịch lịch sử - cách mạng,

64 thăm lại chiến trường xưa, tri ân liệt sỹ. Đối với thị trường khách quốc tế, sản phẩm du lịch được khai thác nhiều nhất là thăm chiến trường xưa và khu phi quân sự trong các touz DMZ. Những sản phẩm này tuy đã được khai thác phát triển tương đối tốt, nhưng vẫn chưa được xây dựng trong các chương trình du lịch háp dẫn để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa – lịch sử cũng có vị trí quan trọng đối với Quảng Trị, tuy nhiên mức độ đầu tư còn hết sức hạn chế do vậy dòng sản phẩm này vẫn chưa được hình thành một cách có hệ thống và chưa có được sức hấp dẫn tương xứng với tiềm năng. Quảng Trị cũng có những tài nguyên du lịch tâm linh hết sức có giá trị.Tuy nhiên những tài nguyên du lịch này chưa được đầu tư phát triển thành những sản phẩm du lịch thực sự mà mới chỉ là các hoạt động hành hương, tôn giáo đơn thuần, do vậy vẫn chưa mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực cho địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 68 - 70)