6. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận
3.2. Nhận xét đánh giá về việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ
văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh QT trong thời gian qua
1. Hệ thống cơ sở lưu trú chưa đồng bộ và phát triển hoàn chỉnh. Bên cạnh một số ít cơ sở lưu trú được xây mới thì chủ yếu các cơ sở còn lại đã cũ kỹ và chưa hoàn thiện so với yêu cầu lưu trú của du khách. Đây là một trong bất lợi khiến cho lượng khách du lịch đến với Quảng Trị thấp hơn so với các tỉnh trong vùng.
2. Hoạt động xuất khẩu tại chỗ về dịch vụ và các sản phẩm du lịch của Quảng Trị chưa hiệu quả. Tính đến tháng 9/2014 du lịch Quảng Trị ghi nhận có trên 750.433 lượt khách không sử dụng dịch vụ lưu trú chiếm 53, 7% trong tổng số khách du lịch. Như vậy, du lịch Quảng Trị đang thể hiện một sự kém hiệu quả trong khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch, chưa chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và các hoạt động vui chơi giải trí về đêm. Nếu đặt du lịch Quảng Trị so sánh với hai tỉnh Quảng Bình và Thừa - Thiên Huế có thể thấy, du lịch Quảng Trị kém hấp dẫn hơn không phải nằm ở các sản phẩm du lịch mà ở chỗ các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm của tỉnh quá nghèo nàn...
3. Nhu cầu cao nhưng kinh phí nhẹ là điều Quảng Trị đang gặp phải trong việc bảo tồn và trùng tu các di tích lịch sử văn hóa phục vụ du lịch đang bị xuống cấp. Nằm ở vùng đất nóng ẩm, nắng lắm và mưa nhiều đặc trưng, cùng với ý thức bảo vệ của du khách còn kém nên hệ thống cơ sở vật chất của các khu di tích đang bị xuống cấp trầm trọng. Nếu không được bảo tồn và tôn tạo tốt sẽ không giữ được các di tích lâu dài.
4. Chịu sự cạnh tranh lớn do nằm trên con đường di sản miền Trung và bao quanh là các tỉnh có thế mạnh lớn về phát triển du lịch. Mặc dù, đây là điều kiện thuận lợi nhưng cũng là điều kiện bất lợi đối với Quảng Trị do quảng đường giữa các tỉnh ngắn, khách du lịch có thể thăm quan các địa điểm ở Quảng Trị và lưu trú ở các tỉnh khác.
68 5. Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của phát triển du lịch. Kinh doanh du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, mang tính dịch vụ cao, phần lớn lao động tiếp xúc với khách hàng, lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch - là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phải có sự tinh tế, khéo léo, mềm dẻo.. Bên cạnh đó, trình độ về ngoại ngữ và các chuyên môn khác cũng cần phải được nâng cao toàn diện. Tuy nhiên, trình độ nguồn nhân lực du lịch của tỉnh lại chưa được nâng cao và còn mang tính nghiệp dư. Đơn cử, tại các khu di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị, đội ngũ hướng dẫn viên chủ yếu được tốt nghiệp các ngành văn hóa, lịch sử và hầu hết không được đào tạo về chuyên ngành về du lịch.
6. Các thủ tục hành chính còn rườm rà và phức tạp. Muốn phát triển du lịch, các thủ tục hành chính cần phải được cải cách theo hướng mở cửa và hội nhập. Nếu làm được như vậy, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cho tỉnh.
7. Việc chèo kéo khách du lịch đã làm xấu đi bộ mặt của con người và văn hóa Quảng Trị: Mặc dù có rất nhiều cơ sở kinh doanh du lịch đã cố gắng cải thiện để mang đến cho du khách những dịch vụ tốt nhất, nhưng cũng xảy ra hiện tượng chèo kéo khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Những điều này vô hình dung gây ra cho du khách sự mất thiện cảm với con người và mãnh đất xứ Quảng Trị vốn nổn tiếng là nhiệt tình và thân thiện.
8. Du lịch Quảng Trị thiếu tính bền vững: du lịch bền vững là mục tiêu của thế kỷ 21, khi những tài nguyên được khai thác phải được nhìn nhận dưới góc độ khai thác hôm nay và gìn giữ cho thế hệ mai sau. Nhưng ở các điểm du lịch Quảng Trị, đặc biệt như các di tích lịch sử cách mạng, việc khai thác đang diễn ra tràn lan mà không có sự trùng tu, tôn tạo và bảo vệ gây ra những hư hại, xuống cấp. Bên cạnh đó, tại các điểm du lịch cũng còn tồn tại tình
69 trạng vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan các khu điểm du lịch đặc biệt trong mắt bạn bè quốc tế - một nguồn thu ngoại tệ lớn cho địa phương.
9. Sự giao lưu về văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc dân tộc chưa được quan tâm: Những người làm nghề du lịch Quảng Trị (đặc biệt là cộng đồng dân cư) chưa có vốn ngoại ngữ tốt để bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách du lịch nước ngoài. Và cũng chưa có sự đầu tư tìm hiểu về văn hóa, phong tục của địa phương để giới thiệu với các du khách quốc tế và các địa phương khác đến. Chính điều này, gây ra sự thiếu gắn kết giữa cộng đồng địa phương và khách du lịch, khiến cho du khách không cảm thấy được chào đón, được trao đổi và được biết sâu hơn về con người, văn hóa của vùng đất mình đến. Vì vậy hiệu quả xã hội của du lịch vẫn chưa được phát huy hiệu quả.
10. Hoạt động quảng bá du lịch chưa được thực hiện hiệu quả: Quảng Trị mới phát triển du lịch và chưa có những kinh nghiệm trong việc đưa dịch vụ này trở thành một ngành công nghiệp không khói hiệu quả. Vì vậy, hoạt động quảng bá du lịch Quảng Trị vẫn chưa hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc gia và các quốc tế.