Định vị thị trường khách trọng điểm

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 76 - 77)

6. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận

3.3.2. Định vị thị trường khách trọng điểm

Với vị trí đị lý, hệ thống tài nguyên du lịch, định hướng phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ khách như đã nêu ở trên, có thể xác 35 định các nguồn khách du lịch tâm linh trọng điểm đến Quảng trị theo thứ tự ưu tiên như sau: - Nguồn khách trong nước: Đây có thể coi là nguồn khách cơ bản nhất đến với khu vực Quảng Trị, tập trung vào 3 nguồn khách chính:

+ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

+ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

+ Khách nội vùng trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Với sự quyết tâm đầu tư của điểm đến, nguồn khách trong nước sẽ phát triển hết sức sôi động, trên cả các nguồn khách du lịch thuần túy, du lịch MICE, du lịch theo chủ đề... kết hợp với du lịch tâm linh tại Quảng Trị, bằng cả đường hàng không (đến sân bay Huế & Đồng Hới), đường sắt, đường bộ và đường biển. Nguồn khách này tập trung cao điểm vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 và thấp điểm vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12. Chính vì vậy, các nỗ lực xúc tiến phải làm sao hạn chế được tính mùa vụ này.

- Nguồn khách quốc tế: Nguồn khách quốc tế đến Quảng Trị bằng đường bộ qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, Cầu treo. Đây sẽ là nguồn khách quốc tế cơ bản đến với Quảng trị và có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, khi có một ASEAN thống nhất và hệ thống đường bộ cao tốc giữa các nước

71 được hình thành một cách đồng bộ, cho cả 2 loại hình là khách sử dụng xe của các công ty du lịch và khách sử dụng xe tự lái (Caravan), bao gồm các nguồn khách sau:

+ Thị trường khách Thái Lan + Thị trường khách Lào + Thị trường khách Campuchia.

+ Thị trường khách Singapore, Malaysia.

+ Thị trường khách Châu Âu, Öc Nguồn khách quốc tế đến bằng các đường bay nội địa (chủ yếu là từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đây vẫn là nguồn khách quan trọng trong cơ cấu nguồn khách đến khu vực Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Nguồn khách này thường tham gia các chương trình dài ngày, đến cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Có thể điều chỉnh chương 36 trình để tham gia vào tour du lịch tâm linh Quảng Trị.

+ Thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan + Thị trường Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia... - Nguồn khách cả trong và ngoài nước đến bằng tàu biển Trong những năm gần đây, khu vực duyên hải Miền Trung đón khoảng từ 150 - 200 chuyến tàu biển du lịch đến các cảng Chân Mây (Thừa thiên - Huế), Tiên Sa (Đà Nẵng) và Nha Trang (Khánh Hòa). Nguồn khách này đang có xu hướng tăng rất nhanh khi các hãng tàu biển lớn đang hướng sự quan tâm đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và nguồn khách tham gia các chương trình du lịch tàu biển ngày càng đa dạng.

+ Thị trường khách du lịch trong nước Quảng Trị cần tận dụng cơ hội này để đầu tư dài hạn sản phẩm du lịch đường biển qua cảng Cửa việt, trong đó rất phù hợp cho việc khai thác các chương trình du lịch tâm linh. Cần quy hoạch và tìm kiếm các nhà đầu tư phù hợp cho phát triển cảng biển du lịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)