Nghệ thuật dân gian

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 47 - 49)

6. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận

2.2.3. Nghệ thuật dân gian

2.2.3.1. Hò vè

Hò địch vận ở Như Lệ vốn là biến điệu của hò mái nhì nhưng vang xa như tiếng ngân vút cao mạnh mẽ phát ra từ con tim yêu nước nồng nàn. Tiếng hò Như Lệ là nét độc đáo trong dân ca kháng chiến Quảng Trị, nó đã phát huy tác dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ, tiếng hò kháng chiến lại được dịp vang xa. Nhiều câu hò hai bên bờ sông Bến Hải nói lên niềm ước vọng đất nước thống nhất. Chính ở vùng này đã hình thành nên một bộ phận văn học dân gian mang những đặc điểm riêng của một vùng đất bị chia cắt.

Sông Hiền Lương bên bồi, bên lở. Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương.

Bao giờ giặc Mỹ hết phương. Bắc Nam sum họp con đường vô ra.

Vè là một thể loại kể chuyện bằng văn vần phổ biến ở Quảng Trị, phát triển mạnh vào thế kĩ XIX. Vè Quảng Trị cũng như các nơi khác, phần lớn là những bài có dung lượng vừa phải được sáng tác theo thể lục bát, hoặc tứ tự, song thất lục bát. Một số bài nổi bật với nội dung mang tính xã hội sâu sắc. Đó là loại vè thế sự. Vè "Mẹ Hẹ" là một sáng tác độc đáo. Hình thức sáng tác gần như lối thoại kịch với lời đối đáp của hai nhân vật: cô Hẹ và quan huyện. Nội dung bài vè kể lại câu chuyện cô Hẹ vào tuổi xuân tình phơi phới đã bị quan huyện lừa phỉnh. Sau khi để lại một bầu thai cho cô Hẹ, quan huyện ấy đã tàn nhẫn đuổi cô Hẹ ra khỏi nhà. Cô Hẹ nuốt hận trở về nhà mẹ. Sau khi sinh nở, thấy cô vẫn còn xuân sắc, quan huyện lại giở trò tán tỉnh. Cô đã vạch trần thói bạc tình, bạc nghĩa của tên quan này bằng một ngôn ngữ cay chua, mang sắc thái địa phương đậm đà mà không phải bài vè nào cũng thể hiện được.

42 Xoay quanh thể loại này có những giai thoại mà mỗi khi quây quần bên ấm chè xanh hoặc đôi phút giải lao nơi đồng áng thường được người dân truyền tụng. Chuyện ông Bộ ở làng Gia Độ và O Thơi ở làng Xuân Thành là một trong số đó. Ông Bộ là người nho nhã, có vốn nho học. Tuy đã có gia đình nhưng lại rất say mê hò hát. Còn O Thơi là một gái chưa chồng, tài sắc vào đám nhất vùng thời ấy. Một hôm, gặp O Thơi quang gánh di chợ qua cánh đồng giáp hai làng, ông Bộ nổi hứng cất câu hò:

Buôn bán chi chi rày lời mai lỗ, vất quách thúng rỗ theo anh. Một mai công toại danh thành, ta ngồi chung kiệu hành đó đây”.

Không hề chần chừ nghĩ ngợi lâu, O Thơi cất giọng hò đối lại ngay lập tức:

Chữ thánh hiền dược mấy pho mấy bộ, dám huênh hoang xuất lộ vi hành? Một mai đỗ đạt thành danh, đã có O Tam thể nó đợi anh kết nguyền”

Ông Bộ đỏ mặt vì câu hò cay độc. Ai đời đường là một đấng trượng phu ra rứa lại cho rằng chỉ có con mèo tam thể mới lấy anh!

Bao năm tháng qua, văn học dân gian Quảng Trị đã sống cùng nhịp sống của dân tộc bằng tiếng nói hồn hậu, trung thực của mình, ngân vang bằng giọng hò thiết tha, trìu mến thân thương cho đến ngày nay.

2.2.3.2. Tục ngữ - Câu đố.

Tục ngữ và câu đố là hai thể loại suy lý phổ biến ở Quảng Trị. Cũng như ở các nơi khác, tục ngữ Quảng Trị được phân làm hai tiểu loại: Các câu phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết và sản xuất. Các câu phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về đời sống xã hội. Đây là phần quan trọng nhất là mọi người cần quan tâm khi viết về đề tài ca dao- tục ngữ.

Nhìn chung, kinh nghiệm của nhân dân ở đau cũng tương tự như nhau. Ở Quảng Trị có những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết như sau: Chớp ngã Cồn Tiên; Mưa liền một trộ; hoặc: Sấm Đầu mâu không cầu cũng đến.

43 Lại có những câu đề cập đến sản vật đặc biệt của từng địa phương. Chính qua những câu tục ngữ này, chúng ta lại càng hiểu sâu sắc hơn văn hoá vật chất của vùng đất Quảng Trị:

-Nem chợ Sãi, vải La Vang.

-Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại. -Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ. - Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông. -Cá bống Bích La, gà Trại Lộc...

Câu đố Quảng Trị có thể phân thành những tiểu loại: -Về những bộ phận cơ thể của con người.

-Về những hoạt động của con người. -Về các con vật

-Về các loại cây trái.

-Về các sự vật hiện tượng khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 47 - 49)