Lễ hội truyền thống

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 45 - 47)

6. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận

2.2.2. Lễ hội truyền thống

Tỉnh Quảng Trị có nhiều lễ hội phản ảnh khá rõ nét con người, truyền thống, phong tục mà thông qua đó để tạ ơn trời đất, thần nước và cầu mong có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tạ ơn những người có công đức, tưởng nhớ tới các vị anh hùng. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có rất nhiều lễ hội truyền thống, các lễ hội này được tổ chức trong khoảng thời gian từ rằm tháng giêng đến hết tháng năm âm lịch. Mỗi lễ hội đều có bản sắc riêng gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân bản địa. Có một số lễ hội được tổ chức hai hoặc lần trong năm, lần một là đầu năm, lần hai, lần ba trong khoảng tháng bảy đến tháng chín âm lịch. Tuy quy mô các lễ hội của tỉnh Quảng Trị không lớn nhưng đã thu hút được lượng du khách đáng kể hàng năm về dâng hương, đặc biệt ngoài người dân địa phương thì có rất nhiều du khách thập phương.

2.2.2.1. Lễ hội đêm Thành cổ

Lễ hội gắn với khu di tích Thành Cổ Quảng Trị nhằm tưởng niệm những người con nước Việt đã ngã xuống trên mảnh đất Thành Cổ.

Tôn vinh chiến công hiển hách của quân và dân cả nước trong cuộc chiến 81 ngày đêm chống phản kích và tái chiếm của địch. Đồng thời giới thiệu cho du khách những nét văn hoá tiêu biểu của Thành Cổ, một trung tâm chính trị văn hoá, thời Nguyễn ở tỉnh Quảng Trị…

40

Phần lễ:

-Lễ tưởng niệm tại tượng đài Thành Cổ, kết hợp với kỷ niệm ngày giải phóng thị xã Quảng Trị.

-Thả hoa đèn trên sông Thạch Hãn. -Lễ dâng hương ở các hương án.

-Lễ cầu siêu chung cho các vong linh đã mất.

Phần hội: Các hoạt động giao lưu, toạ đàm dành cho cựu chiến binh Thành Cổ. Các hoạt động văn hoá thể thao, du lịch tôn vinh và quảng bá văn hoá truyền thống.

Thời gian tổ chức: Lễ hội đêm Thành Cổ thường được tổ chức vào ngày và đêm 1/5 tại thị xã Quảng Trị. Và lễ được tổ chức định kỳ 5 năm một lần vào dịp năm chẵn và năm tròn này giải phóng Quảng Trị (1/5/1972).

2.2.2.2. Lễ hội cướp cù

Ðây là hội làng được tổ chức tại đình An Mỹ, Cẩm Phổ, Gio Mỹ, huyện Gio Linh vào ngày 4 tháng 1 Âm lịch hàng năm. Lễ hội kéo dài hai ngày.

Cách thức:

Sau phần lễ, tế cầu an là trò cướp cù. Nét độc đáo của lễ hội là bên nào huy động được nhiều người tham gia thì càng dễ thắng cuộc. Người tham gia không kể già, trẻ, trai, gái. Ðây là một hình thức thể thao mang tính dân gian.

2.2.2.3. Hội Thượng Phước Thời gian và địa điểm tổ chức.

Thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong. Lễ hội mở ra hàng năm vào ba ngày từ 13 đến 15 tháng 3 Âm lịch để ghi nhớ công lao của Quan công Hoàng Dũng, người đã có công lập Thượng Phước.

Cách thức:

Ngày 13 - 14 tháng 3 Âm lịch cả làng đi săn, lấy đầu muôn thú để làm lễ vật dâng cúng. Sáng ngày 15 tháng 3 Âm lịch, làng bắt đầu tổ chức tế lễ. Cuộc tế lễ dâng cúng kéo dài đến hết ngày 15.

41

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)