6. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận
2.3. Đánh gía tiềm năng du lịch nhân văn tỉnh Quảng Trị
Đánh giá bằng phương pháp: Chọn tiêu chí – chấm điểm và phân hạng
Chọn chỉ tiêu và phân hạng đánh giá
Từ những phân tích có thể thấy rằng nguồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Quảng Trị hết sức đa dạng phong phú. Sự kết hợp hài hòa giữa các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống đã tạo nên những thế mạnh hấ dẫn khách du lịch. Nhìn một cách tổng quát thì đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Nhưng để nhìn một cách tổng quát của tỉnh để phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có thì phải đánh giá cụ thể mức độ thuận lợi của từng điểm, từng yếu tố du lịch. Trong việc đánh giá mức độ thuận lợi cho sự phát triển du lịch cần
49 phải xác định chỉ tiêu đánh giá khoa học và chính xác làm cơ sở cho việc hình thành các điểm du lịch.
Để đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Quảng Trị chúng tôi tiến hành đánh giá bằng cách cho điểm như vậy cần phải xác định được thang điểm cũng như thang đánh giá. Thang đánh giá bao gồm: các yếu tố căn cứ để đánh giá, các bậc của thang đánh giá, chỉ tiêu của từng bậc, số điểm của bậc, cách tính kết quả.
Kết quả của việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn được xác định bằng cách cộng điểm. Tổng số điểm đạt càng cao thì tài nguyên du lịch nhân văn đó càng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
2.3.1 Độ hấp dẫn
Độ hấp dẫn là yêu tố đầu tiên thu hút khách du lịch. Nó có tính chất tổng hợp và thường xác định bằng vẻ đẹp phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, đặc sắc và độc đáo của các di tích lịch sử.
Độ hấp dẫn của khu vực có thể được đánh giá theo 4 bậc tương ứng với mức độ thuận lợi với các mục tiêu cụ thể sau:
- Rất hấp dẫn có trên 5 cảnh đẹp, đa dạng. Có 6 hiện tượng di tích đặc sắc độc đáo ứng trên 5 loại hình du lịch.
- Khá hấp dẫn: có 3-5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 2 hiện tượng di tích đăc sắc, độc đáo đáp ứng 3-5 loại hình du lịch.
- Trung bình: có 1-2 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 1 hiện tượng di tích đặc săc, độc đáo hấp dẫn đáp ứng 1-2 loại hình du lịch.
- Kém: phong cảnh đơn điệu đáp ứng 1 loại hình du lịch.
Xác định độ hấ dẫn tại các tỉnh, huyện tại tỉnh Quảng Trị, căn cứ vào những hiện tượng di tích đặc sắc, những cảnh quan nhân văn tiêu biểu, có chất lượng cao đồng thời có khả năng kết hợp số loại hình du lịch với mục đích du lịch, cụ thể ở bảng sau:
50 BẢNG 1: ĐỘ HẤP DẪN KHÁCH DU LỊCH Huyên/Thị xã/Thành phố Di tích lịch sử cấp quốc gia Di tích cấp tỉnh Tổng Số loại hình du lịch Số điểm Tỉnh Quảng Trị 1 14 15 4 8 Thành phố Đông Hà 1 10 11 5 8
Khe Xanh - Lao bảo 1 21 22 5 9
Huyện Gio Linh 1 27 28 2 9
Huyện Vĩnh Linh 2 32 34 4 11
Tổng điểm
45/5= 9
Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh Quảng Trị
Đánh giá độ hấp dẫn của 5 tỉnh, huyện tại tỉnh Quảng Trị, tính trung bình cộng đưa ra các đánh giá chung nhất cho tỉnh ở mức độ khá hấp dẫn tương ứng với mức điểm là 9 điểm. Căn cứ vào bảng ta thấy huyện Vĩnh Linh là nơi hấp dẫn khách du lịch nhiều. Sau đó là các huyện như Gio Linh, Khe Sanh- Lao Bảo. Các vùng hấp dẫn khách trung bình là tỉnh Quảng Trị và thành phố Đông Hà.
2.3.2. Thời gian hoạt động du lịch
Thời gian hoạt động du lịch được xác định là thời gian thích hợp nhất với các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc khai thác , kinh doanh đầu tư, phục vụ du lịch .
Thời gian hoạt động du lịch quyết định đến tính thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch, từ đó ảnh hưởng đến các phương hướng khai thác, đầu tư, kinh doanh vào du lịch.
Thời gian hoạt động của du lịch tại khu vực đánh giá theo 4 bậc tương ứng với các chỉ tiêu cụ thể sau:
a. Rất dài, có trên 200 ngày / năm có thể khai thác tốt hoạt động du lịch và trên 180 ngày / năm có khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.
b. Khá dài : có 150- 200 ngày trong năm có thể khai thác tốt các hoạt động du lịch . 120-180 ngày / năm có khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.
c. Trung bình : có 120 -150 ngày trong năm có thể khai thác tốt các hoạt động du lịch. Có 90-120 ngày/ năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.
51 d. Ngắn: có 100 ngày trong năm có khả năng khai thác tốt các hoạt động du lịch. Và 90 ngày có điều kiện khí hậu thuận lợi với sức khỏe con người.
Số ngày có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và số ngày có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sức khỏe của con người trên tỉnh Quảng Trị được thể hiện trên bảng sau:
BẢNG 2: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Huyện/Tỉnh/Thành phố
Số ngày có thể khai thác du lịch
Số ngày có điều kiện
thích hợp nhất Số điểm
Tỉnh Quảng Trị 150 - 200 120- 180 9
TP Đông Hà 200 - 210 150- 210 12
Khe Sanh- Lao
Bảo 200 - 210 150- 210 12
Huyện Gio Linh 100 - 150 90- 120 6
Huyện Vĩnh Linh 150 - 200 120- 180 9
Tổng điểm 48/5= 9,6
Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh Quảng Trị
Đánh giá thời gian hoạt động năm huyện trong tỉnh Quảng Trị, tính trung bình cộng để đưa ra đánh giá chung nhất cho toàn tỉnh là mức độ khá thuận lợi với mức điểm là 9,6 điểm.
Quan sát thấy thời gian hoạt động du lịch dài nhất là Đông Hà và Khe Sanh- Lao Bảo, các huyện có thời gian hoạt động thấp hơn là Gio Linh, Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Trị
2.3.3. Sức chứa khách du lịch
Sức chứa khách du lịch đối với mỗi khu vực là tổng sức chứa tại mỗi địa điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch phản ảnh khả năng và quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch và được xác định bằng các chỉ tiêu đã được xác lập qua khảo sát, thiết kế, thực nghiệm và kinh nghiệm thực tế.
a. Rất lớn: Có sức chứa trên 1000 người/ngày b. Khá lớn: Có sức chứa từ 500- 1000 người/ngày c. Trung bình: Có sức chứa từ 100- 500 người/ngày d. Nhỏ: Có sức chứa dưới 100 người/ngày
Sức chứa du lịch tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thể hiện ở bảng sau:
52
BẢNG 3: SỨC CHỨA KHÁCH DU LỊCH
STT
Huyện/ Tỉnh/ Thành Phố
Khả năng sức chứa tại điểm du lịch (người/ngày)
Số điểm
1 Tỉnh Quảng Trị trên 1000 người 8
2 TP Đông Hà 600- 1000 người 6
3 Khe Sanh- Lao Bảo 100- 500 người 4
4 Huyện Gio Linh 500- 1000 người 6
5 Huyện Vĩnh Linh 500- 1000 người 6
Tổng điểm 30/5= 6
Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh Quảng Trị
Đánh giá sức chứa du lịch của 5 huyện thị tỉnh Quảng Trị, tính trung bình cộng để đưa ra được đánh giá chung nhất cho toàn tỉnh ở mức độ khá lớn tương ứng với mức điểm 6.
2.3.4. Vị trí của điểm du lịch
Vị trí của điểm du lịch đối với nơi cung cấp nguồn khách du lịch chủ yếu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác hoạt động du lịch ở đó.
a. Rất thích hợp: Khoảng cách từ 10- 100km, thời gian đi đường nhỏ hơn 3 giờ, có thể đi bằng 2- 3 loại phương tiện thông dụng.
b. Khá thích hợp: Khoảng cách từ 100- 200km, thời gian đi đường từ 3-4 giờ, có thể đi bằng 2-3 loại phương tiện thông dụng.
c. Trung bình: Khoảng cách từ 200- 500km, thời gian đi đường 5 giờ, có thể đi bằng 1- 2 loại phương tiện thông dụng
d. Kém thích hợp: Khoảng cách trên 500km, thời gian đi lớn hơn 5 giờ, có thể đi bằng 1- 2 loại phương tiện thông dụng.
Vị trí của điểm du lịch được xác định dựa trên cơ sở khoảng cách từ nơi cung cấp nguồn khách du lịch đến điểm du lịch và phương tiện giao thông có thể tới được điểm du lịch, cũng như thời gian đến điểm du lịch. Xác định địa bàn du lịch tỉnh Quảng Trị, lấy từ thành phố Đông Hà làm trung tâm đến các điểm du lịch trong tỉnh. Như vậy tỉnh Quảng Trị là điểm cơ bản thuận lợi nhất, cụ thể xác định như sau:
53 BẢNG 4: VỊ TRÍ CỦA ĐIỂM DU LỊCH STT Huyện/ Tỉnh/ Thành Phố Khoảng cách (km) Phương tiện (số loại) Số thời gian (giờ) Số điểm
1 Tỉnh Quảng Trị 40- 60 km 2-3 loại 1- 2 giờ 8
2 TP Đông Hà 10- 20 km 2-3 loại 1 giờ 9
3 Khe Sanh- Lao Bảo 100- 150 km 1-2 loại 2- 3 giờ 6
4 Huyện Gio Linh 10- 20 km 2-3 loại 1 giờ 9
5 Huyện Vĩnh Linh 30- 40 km 2-3 loại 1- 2 giờ 8
Tổng điểm
40/5= 8
Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh Quảng Trị
Đánh giá vị trí điểm du lịch của 5 huyện, thị trong tỉnh Quảng Trị, tính trung bình cộng đưa ra đánh giá chung nhất cho toàn tỉnh ở mức độ khá thuận lợi tương ứng với mức điểm là 8 điểm.
Nhìn trên bảng tổng hợp thấy được hầu hết các huyện , thị trong tỉnh Quảng Trị có vị trí khá thuận lợi cho hoạt động du lịch, xuất phát từ trung tâm thành phố Đông Hà. Những điểm có vị trí thuận lợi cho việc di chuyển là huyện Gio Linh, thành phố Đông Hà với khoảng cách gần và có thể di chuyển bằng 1- 2 loại phương tiện.
Thông qua 4 chỉ tiêu phân định mức độ tầm quan trọng của các điểm du lịch trên lãnh thổ. Từ đó xác định các tuyến du lịch cơ bản và đề ra định hướng khai thác cho từng thời kỳ trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch theo lãnh thổ. Mặt khác với việc xác định điểm- tuyến du lịch, vai trò của mỗi chỉ tiêu có khác nhau nhau. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu đặt ra mỗi hệ số thích hợp bao gồm:
- Chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng: hệ số 3 - Chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng: hệ số 2 - Chỉ tiêu có ý nghĩa: hệ số 1
Như vậy, theo mức độ quan trọng của chỉ tiêu, có 3 mức điểm: - Những chỉ tiêu rất quan trọng có thang điểm là: 12,9,6,3. - Những chỉ tiêu quan trọng có thang điểm là: 8,6,4,2. - Những chỉ tiêu có ý nghĩa có thang điểm là: 4,3,2,1.
Những tiêu chí được xác định có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định điểm, tuyến du lịch có hệ số 2 bao gồm: sức chứa khách du lịch và vị trí điểm du lịch.
54 - Có ý nghĩa với việc xác định điểm- tuyến du lịch là mức độ phá hủy các thành phần tự nhiên, điểm đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu theo 4 mức độ và hệ số của nó thể hiện như sau:
BẢNG 5: ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU
STT Nội dung chỉ tiêu
Rất thuận lợi Khá thuận lợi Trung bình Kém 1 Độ hấp dẫn khách du lịch 12 9 6 3
2 Thời gian hoạt động 12 9 6 3
3 Sức chứa của khách du lịch 8 6 4 2 4 Vị trí của điểm du lịch 8 6 4 2 Tổng số 40 30 20 10
Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh Quảng Trị
Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng yếu tố và điểm đánh giá tổng hợp.
Điểm đánh giá riêng của từng yếu tố là số điểm của các bậc đánh giá nhân với hệ số của yếu tố. Như vậy, điểm đánh riêng cao nhất của yếu tố có hệ số cao nhất là 12 và điểm đánh giá riêng thấp nhất của yếu tố có hệ số thấp nhất là 2 điểm.
Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá của riêng từng yếu tố. Điểm đánh giá tổng hợp cao nhất là tổng số các điểm đánh giá riêng cao nhất 40 điểm. Điểm đánh giá tổng hợp thấp nhất là tổng số các điểm đánh giá riêng thấp nhất là 10 điểm.
Trên cơ sở đánh giá tổng hợp của mỗi khu vực đánh giá có thể xác định mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch như sau:
BẢNG 6: SỰ PHÂN HÓA CÁC MỨC ĐIỂM KHÁC NHAU
STT Mức xác định Số điểm Tỉ lệ phần trăm so với số điểm tối đa
1 Rất quan trọng 39- 52 75-100%
2 Khá quan trọng 36- 38 69- 74%
3 Trung bình 13- 35 25- 68%
4 Kém Dưới 13 25%
55 Đối với việc xác định các điểm du lịch ở trong địa bàn một tỉnh, người ta dựa vào đơn vị hành chính là cấp huyện để tính toán, vì mỗi huyện phản ánh đầy đủ các yếu tố của các chỉ tiêu. Mặt khác mỗi điểm du lịch cũng là biểu hiện đặc trưng cho sự phát triển của từng huyện, thành phố mà cụ thể là trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả của việc xác định các chỉ tiêu thể hiện như sau:
BẢNG 7: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU
STT Yếu tố Số điểm Mức đánh giá
1 Độ hấp dẫn 9 Khá hấp dẫn
2 Thời gian hoạt động của du lịch 9,6 Khá thuận lợi
3 Sức chứa của khách du lịch 6 Khá lớn
4 Vị trí của điểm du lịch 8 Khá thuận lợi
5 Đánh giá tổng hợp 32,6
32,6/40*100= 81,5 (Khá thuận lợi)
Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh Quảng Trị
Sau khi tổng hợp được số điểm của các yếu tố, tính trung bình cộng của các yếu tố và tổng số điểm đánh giá riêng cao nhất đánh giá được mức độ thuận lợi cho các hoạt động của du lịch tỉnh Quảng Trị, và khá thuận lợi nằm trong khoảng đánh giá thuận lợi 81,5%. Từ kết quả trên cho thấy, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tại những nơi có nguồn tài nguyên nhân văn thuận lợi cho việc phát triển hoạt động du lịch.