6. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận
3.1.2. Về thị trường khách và doanh thu từ du lịch
3.1.2.1. Về thị trường khách du lịch
Việc xác định thị trường trọng điểm và dự báo tiềm năng phát triển đúng sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách du lịch định ra chiến lược phát triển cũng như mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của du lịch tỉnh Quảng Trị trong từng giai đoạn cụ thể một cách khoa học và sát với thực tế: đồng thời có biện pháp giữ vững và phát triển thị trường truyền thống, thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến tỉnh.
Do đặc điểm tài nguyên du lịch chủ yếu là tài nguyên du lịch nhân văn nên nhiều năm nay thị trường khách du lịch nội địa của tỉnh chủ yếu là khách du lịch tôn giáo, nghiên cứu lịch sử văn hóa của thành phố một thời đã qua. Cũng do đặc điểm này nên lượng khách thường tập trung đông vào những thời điểm nhất định trong năm (thường là vào mùa lễ hội của di tích), những thời điểm khác lượng khách ít, nhỏ lẻ và không lưu trú dài tại tỉnh.
Với những đầu tư tích cực, từ năm 2007 đến tháng 9/2014, lượng khách du lịch đã tăng lên đáng kể từ 509.000 lượt lên đến 1.390.000 lượt (bao gồm khách trong nước và quốc tế). Với số lượng khách du lịch tăng lên, doanh thu cũng tăng tỷ lệ thuận từ 450 tỷ đồng năm 2007 lên 1.009 tỷ ghi nhận vào tháng 9/2014.
61
Bảng 7:
Năm Khách trong nước Khách quốc tế Doanh thu (tỷ
đồng) 2007 408.000 101.000 450 2008 495.000 107.000 540 2009 621.500 124.150 711 2010 771.678 132.322 875 2011 909.000 157.000 946 2012 1.065.000 170.000 1.050 2013 1.141.000 184.000 1.200 2014 1.240.000 158.000 1.009
(Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh Quảng Trị). Thị trường du lịch:
* Đối với khách du lịch quốc tế: Qua bảng số liệu (Bảng7) cho thấy những năm gần đây khách du lịch quốc tế đến với Quảng Trị tăng lên so với trước. Việc nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây với thương hiệu “Ngày ăn cơm 3 nước Việt Nam - Lào- Thái Lan”. Đây là điều kiện thuận lợi để du lịch văn hóa tâm linh của Quảng Trị phát triển mạnh. Khách quốc tế đến với Quảng Trị chủ yếu từ các nước Đông 15 Nam Á, trong đó thị trường Lào, Thái chiếm tỷ lệ tương đối lớn đến 43, 1%, tiếp theo là thị trường khách Mỹ, Anh, Pháp... đây là những du khách chủ yếu tham gia các chương trình du lịch thăm lại chiến trường xưa và các đoàn khách du lịch cựu chiến binh. Mặc dù, so với cả vùng thì tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến với Quảng Trị thấp hơn các tỉnh trong khu vực và chỉ cao hơn Nghệ An nhưng so với trước đây đã thể hiện sự phát triển và là dấu hiệu đáng mừng cho du lịch của Quảng Trị nói chung và du lịch văn hóa tâm linh nói riêng. Những khách du
62 lịch đến với Quảng Trị chủ yếu thăm quan các địa danh lịch sử cách mạng, viếng các nghĩa trang liệt sĩ...
* Khách du lịch nội địa: Quảng Trị là tỉnh đầu tiên tập trung khai thác và đầu tư loại hình du lịch hoài niệm. Với chương trình du lịch này, hằng năm có hàng triệu lượt khách trong nước tới đây tìm hiểu về truyền thống lịch sử cách mạng, về thăm lại chiến trường xưa tri ân các anh hùng liệt sĩ. Đặc biệt các dịp lễ lớn như Ngày thương binh liệt sĩ 27- 7, ngày quốc khánh 2-9, ngày quân đội nhân dân Việt Nam 22-12... Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng trong những năm qua lượng khách nội địa đến với Quảng Trị còn thấp, chỉ lớn hơn Hà Tĩnh và đứng sau toàn bộ các địa phương khác trong vùng.
3.1.2.2. Về doanh thu du lịch và số ngày lưu trú.
Số lượt khách lưu trú so với lượt khách du lịch đến với Quảng Trị ngày càng giảm từ 75, 5% năm 2007 xuống còn 53, 8% tính đến tháng 9/2014. Bên cạnh đó, số ngày lưu trú tại tỉnh cũng ngắn (chỉ từ 01 đến 2 ngày). Với số lượng khách lưu trú thấp và ngày lưu trú ngắn làm ảnh hưởng đến doanh thu du lịch của tỉnh Quảng Trị và thấp hơn so với các tỉnh/thành phố trong khu vực. Theo một cuộc điều tra từ dự án EU thì có hơn 70% khách quốc tế sẵn sàng quay trở lại Việt Nam, dựa trên sự hài lòng khi khám phá cảnh quan thiên nhiên và sự thân thiện của người dân. Kết quả điều tra cũng đưa ra con số 102, 3 USD là mức chi tiêu trong ngày đối với khách quốc tế và 1, 3 triệu đồng/ngày (tương đương 62 USD) đối với khách nội địa khi lưu trú qua đêm. Cũng theo kết quả điều tra này, ngày khách lưu trú tại địa phương khoảng từ 2, 2 đến 2, 3 16 ngày (Đà Nẵng 3, 7 - 4 ngày; Hội An 4, 2 ngày đối với khách quốc tế và 1, 7 ngày đối với khách nội địa).