Làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 50 - 54)

6. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận

2.2.5. Làng nghề truyền thống

2.2.5.1. Nghề nón lá ở huyện Triệu Phong.

Bố Liêu là một làng cổ ở Quảng Trị mà Dương Văn An đã thống kê trong Ô Châu Cận Lục. Hiện nằm ở trung tâm đồng bằng huyện Triệu Phong, nhưng cũng giống Phương Ngạn, Bố Liêu có diện tích sản xuất vô cùng nhỏ hẹp. Khi làng xã đã địnhg hình và phát triển ổn định thì nghề nghiệp phát tích. Nghiên cứu điền dả thực tế, cũng như những giai thoại xung quanh nghề nghiệp cho thấy nghề chằm nón ở Bố Liêu ra đời cách đây hàng trăm năm.

Tuy là nghề phụ gia đình nhưng đã mang lại cho dân làng nguồn thu lớn; sản phẩm nón Bố Liêu được người tiêu dùng tín nhiệm - nhất là những người nông dân lao động ở các làng quê. Trước cơn lốc thị trường hôm nay, nghề nón đang chao đảo, số hộ theo nghề ngày càng giảm, thành phẩm làm ra ngày một ít đi, thị trường tiêu thụ thu hẹp...song người dân nơi đây vẫn không thể

45 bỏ nghề - từng bước khắc phục khó khăn niú kéo gìn giữ nghề nghiệp tạo công ăn việc làm cho con em nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống.

2.2.5.2. Nghề bông vải sợi làng Lập Thạch –Đông Hà.

Lập Thạch là một trong năm thôn của xã Triệu Lễ, Đông hà có điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng bông dệt vải. Đây là một trong những làng có truyền thống lịch sử lâu đời từ khi mở đất (khoảng thế kỷ XV) cho đến những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ hôm qua. Trong giai đoạn cách mạng mới Lập Thạch là một làng có phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở khá sớm, trở thành làng văn hóa điển hình, phát triển vững mạnh về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội trên vùng đất Đông hà Quảng Trị.

Ngoài sản xuất nông nghiệp trồng lúa và màu, trồng bông quay tơ dệt vải là một nghề truyền thống trong cơ cấu kinh tế gia đình của người dân lao động nơi đây. Các công đoạn sản xuất vẫn theo lối thủ công, gia đình. Đây là công việc khép kín qua nhiều công đoạn công phu, vất vả; từ gieo hạt trồng bông đến thu hoạch rồi từ bông kéo sợi và dệt trên khung cửi. Chính vì vậy, từng hộ gia đình tận dụng được lực lượng lao động, tận dụng được thời gian nhàn rỗi phân công nhau cùng làm tạo ra sản phẩm, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống. Đàn ông, trẻ em thường thực hiện những công việc ngâm sợi, đạp sợi, phơi sợi, đánh ống... Đàn bà con gái thì móc vải và dệt trên khung cửi. Sản phẩm làm ra ở đây là vải trắng gồm hai loại vải to và vải mịn (muốn có vải đen và vải màu họ đưa nhuộm bằng phương pháp thủ công). Trong điều kiện ngày trước khi mà vải vóc còn khan hiếm thì sản phẩm của nghề dệt làng Lập Thạch đã đáp ứng nhu cầu mặc rất hữu dụng đối với người dân trong vùng, một thời tiếng tăm và ưa chuộng trên đất Quảng Trị.

2.2.5.3. Nghề làm quạt giâý ở Thượng Ngạn - Triệu Phong.

Phương Ngạn là một làng cổ của vùng đồng bằng vựa lúa Triệu Phong; diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp, nên từ rất xa xưa cư dân trong làng phài tìm cho mình một kế sinh nhai từ các loại hình nghề nghiệp. Nghề làm

46 quạt giấy là một nghề thủ công nổi tiếng ở Phương Ngạn và chính nghề làm quạt đã gắn bó với đời sống người dân nơi đây từ thế hệ này qua thế hệ khác và tồn tại mãi cho đến hôm nay.

Muốn sản xuất được chiếc quạt giấy phải hội đủ các nguyên liệu chủ yếu như: tre làm xương quạt, rễ cây sim làm hồ dán và giấy bổi dán lên xương tra tạo thành chiếc quạt. Tuy là nghề thủ công đơn giản gọn nhẹ nhưng để tạo nên sản phẩm nổi tiếng thì đòi hỏi người thợ phải hết sức công phu, tỹ mỷ và cẩn trọng. Trước đây nghề nghiệp không phụ lòng người, những chiêc quạt giấy được đổi lấy bát cơm tấm áo khá đầy đủ cho người làm ra nó; bởi hàng hóa sản xuất nhiều, được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn Quảng Trị, Huế đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội đương thời.

2.2.5.4. Nghề đan lát Lan Đình - Gio Linh.

Lan Đình là một làng nông nghiệp vùng gò đồi ở Gio Linh, được hình thành khá sớm. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đan lát, đặc biệt là mây tre - những nguyên liệu sẵn có trên những triền đồi quanh làng và nghề đan lát trở thành nghề truyền thống.

Nguyên liệu cho nghề đan lát là mây, tre. Các sản phẩm truyền thống của làng là các dụng cụ phục vụ cho sản xuất và đời sống như: Thúng mũng, trẹt nia, rổ rá, dần sàng...Đây là nghề phụ gia đình, quy trình sản xuất thủ công, thu hút được mọi thành viên mọi lứa tuổi, tận dụng thời gian nông nhàn tham gia sản xuất. Ngoài nghề đan lát bằng tre còn có các mặt hàng mỹ nghệ bằng mây như: Đĩa mây, bát mây, chậu mây... Từng vang tiếng một thời. Sản phẩm hàng hóa có mặt khắp nơi trong vùng từ hàng trăm năm trước. Hiện nay vẫn còn tồn tại và phát triển, thị trường tiêu thụ được mở rộng ra các tỉnh phía nam (chủ yếu là hàng tre đan, hàng mây không còn) đưa lại nguồn lợi lớn. Hiện tại đang khôi phục thử nghiệm nghề mây đan truyền thống và tranh sơn mài khảm tre để thu hút lao động tạo mặt hàng xuất khẩu cho tỉnh nhà.

47

2.2.5.5. Nghề nấu rượu ở Kim Long - Hải Quế - Hải Lăng.

Nghề nấu rượu ở Kim Long - Hải Quế - Hải Lăng. Quy mô sản xuất được phát triển qua hai giai đoạn chủ yếu đó là giai đoạn sản xuất thủ công truyền thống trước đây và công nghệ thời thuộc Pháp hôm qua, công nghệ mới trong cơ chế thị trường hôm nay. Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, đến nay nghề nấu rượu Kim long đã liên doanh liên kết cùng nhà máy bia Đông Hà đưa quy trình công nghệ vào sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, làm phong phú các hình thức mẫu mã đưa sản phẩm Kim Long có mặt khắp nơi trên toàn quốc và thị trường Lào. Rượu Kim long đã khẳng định được vị thế của mình trong cơ chế thị trường hôm nay.

2.2.5.6. Nghề làm bún ở Cẩm Thạch, Cam An, Cam Lộ.

Cẩm Thạch là một trong tám thôn của xã Cam An, huyện Cam Lộ, có diện tích sản xuất nông nghiệp vô cùng nhỏ bé. Đây là một trong những làng được hình thành khá sớm là nghề làm bún là nghiệp truyền thống gắn với quá trình hình thành phát sinh, phát triển của cư dân trong làng từ buổi đầu khai phá vùng đất này ở thế kỷ XV. Quy trình làm bún từ sản xuất thủ công và đến nay đã cải tiến một số công đoạn kỹ thuật để tăng năng xuất lao động. Sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, có trên 2/3 số hộ gia đình chuyên sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng khắp trong tỉnh. Chính nhờ nghề nghiệp mà đời sống người dân ở đây ngày càng giàu có, phồn thịnh.

2.2.5.7. Nghề mộc.

Làng Cát Sơn - Gio Linh và nghề mộc chạm khắc: Cát Sơn là một làng ven biển, được hình thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản và sản xuất nông nghiệp. Chính do nghề sông nước trai tráng trong làng có điều kiện kết thuyền buồm giao du khắp đó đây và học hỏi được nghề mộc đưa về truyền dạy cho con cháu trong làng tạo nghiệp và dần dần phát triển, tạo nên những sản phẩm chạm khắc nổi

48 tiếng. Nguyên liệu dùng trong nghề mộc là gỗ, các loại gỗ quý được khai thác ở rừng đầu nguồn vận chuyển về bằng thuyền, bè rất thuật lợi.

Buổi ban đầu họ học việc ở nơi khác đưa về làng sản xuất các vật dụng đơn giản về sau kết hợp với thợ Bắc, thợ Huế phát triển nghề nghiệp chạm khắc gỗ, chạm khảm xà cừ rất nổi tiếng nhất là ở vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1921 tác giả người Pháp là Cadiere đã ca ngợi “dân làng Cát Sơn làm nghề chài lưới, nghề buôn bán, cũng còn làm nghề thợ chạm có tiếng. Họ làm và chạm bộ giàng bằng mit hay gỗ khác. Làng Cát Sơn làm tủ bàn rồi thuê thợ khảm ở Bắc vào lập nghiệp dạy khảm ốc, xà cừ chở vào nam bán”

Hiện trạng nghề chạm khảm ở Cát Sơn không còn nhưng những sản phẩm chạm khắc ngày trước còn tồn tại rất nhiều ở các làng quê và đặc biệt hiện có hai bức trướng chạm khắc gỗ mang dòng chữ “Thượng đẳng tối Linh” đang lưu giữ ở Bảo tàng Quảng Trị.Nếu được khôi phục và phát triển nghề nghiệp để sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu thì sẽ mang lại ý nghĩa kinh tế - xã hội rất cao, rất thiết thực trên bước đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trên đất Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)