Vai trò của CNTT trong dạyhọc vật lí

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Ebook hỗ trợ hoạt động tự học trong dạy học vật lý ở trường phổ thông phần dòng điện xoay chiều - vật lý 12 (Trang 25 - 28)

Do sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, sự lan rộng của hệ thống mạng thông tin toàn cầu - Internet đã góp phần tạo nên sự phát triển vượt bậc của Việt Nam, trong đó ngành giáo dục và đào tạo. Đi cùng với sự phổ biến của Internet, nguồn học liệu cũng được mở rộng, các hình thức tự học đã ra đời, điển hình như các website, các diễn đàn, hệ thống E- learning tạo nên làn sóng mới trong học tập và nghiên cứu.

Khi truy cập Internet, người học có thể sử dụng thông tin ở rất nhiều các website, thậm trí là tải về máy những cuốn sách chuyên ngành được lưu trữ dưới dạng Ebook. Sau khi tự mình phát hiện, xử lý các thông tin người học có thể tự làm các bài tập để tự kiểm tra đánh giá… HS có thể hoàn thành việc học của mình ở bất cứ nơi đâu thông qua phương pháp học qua mạng có định hướng. Trong một thời đại con người luôn bận rộn và luôn không có đủ thời gian để hoàn thành công việc và học tập như hiện nay thì đây quả thực là một giải pháp hiệu quả.

Tuy nhiên, những thiết bị ứng dụng CNTT có rất nhiều điểm ưu việt, nhưng nó vẫn không thể thay thế hoàn toàn các phương tiện kỹ thuật truyền thống. Thêm vào đó, không phải bất cứ quốc gia nào, trường học nào cũng có đủ điều kiện cập nhật những ứng dụng CNTT mới nhất, hiệu quả nhất; do đó sử dụng thiết bị ứng dụng CNTT và hệ thống thiết bị trong nhà truờng phải có sự thống nhất với nhau.

Trong xu thế đa dạng hoá phương tiện dạy học, đổi mới PPDH. Máy tính và các phần mềm trên máy tính ngày càng thể hiện được ưu thế cạnh tranh của nó với những thiết bị khác. Những ưu thế của máy tính và các phần mềm trên máy tính như sau:

- Ngày nay làm việc với máy tính là yêu cầu cơ bản của người lao động thế hệ mới, nó tạo ra nhiều cơ hội cho con người tham gia thị trường lao động đa dạng và luôn đòi hỏi khả năng thích nghi cao.

- Máy tính tạo khả năng giao tiếp đa chiều con người - máy tính - con người, bên cạnh kiểu giao tiếp truyền thống con người - con người. Điều này mở ra nhiều thuân lợi, nhiều ứng dụng của máy tính trong cuộc sống.

- Cũng xuất phát từ những điểm ưu việt trên mà máy tính trở thành phương tiện hữu hiệu hỗ trợ tự học trong "xã hội học tập suốt đời". Máy tính và Internet có khả năng giúp con người tìm tòi nhanh chóng hiệu quả mọi loại thông tin, kiến thức từ cổ chí kim mà họ muốn. Mọi thứ con người muốn biết, mọi thứ con người muốn học,... đa phần chỉ cách họ một cái máy vi tính và vài lần Click chuột.

- Máy tính cũng tạo ra những khả năng mới: Truy cp - Giao tiếp - Trình din - Hun luyn. Những khả năng này khiến con người trở nên chủ động hơn, hoàn thành công việc tốt hơn.

có thể tự xác định mục tiêu, kế hoạch cho hoạt động học tập của riêng chúng và chúng có thể tự đánh giá kết quả các bước trong quá trình học tập.

- Máy tính giúp HS phát triển các năng lực tìm kiếm, tổ chức và phân tích thông tin; giúp HS rèn luyện năng lực tư duy và tác phong làm việc khoa học.

- Môi trường học tập được mở rộng ngoài phạm vi phòng học, môn học cũng như kết hợp với nhiều lực lượng tham gia giáo dục khác nhau. Máy tính đã góp một phần không nhỏ tạo ra những thay đổi đó.

- Mô phỏng là ưu thế nổi bật của máy tính. Và với ưu thế này, máy tính đã được sử dụng rộng rãi trong dạy học. Khả năng mô phỏng máy tính có đựợc khi ta sử dụng phối hợp giữa các hình ảnh động với âm thanh và với các khả năng tương tác của nó, nhằm mô tả đối tượng mang tính mô hình gần với hiện thực; đối tượng được mô phỏng đúng với hiện thực mà nó có thể. Mô phỏng không phải là sự sao chép nguyên bản hiện thực khách quan mà đó là sự sao chép có tinh giản, để hiện thực trở nên dễ hiểu. Mô phỏng luôn là hình thức đặc biệt của mọi chương trình tương tác, nó được sử dụng như là một công cụ được sử dụng trước nhằm phân tích, khám phá, thực nghiệm. Đặc điểm trung tâm của mô phỏng là tính toán trạng thái hiện tại của mô hình và những thông số này có thể tác động thông qua các biến số. Những đối tượng đã được máy tính mô phỏng lại sẽ là phương tiện hữu hiệu cho HS trong học tập.

Đối với dạy học vật lí, ứng dụng CNTT là việc làm tất yếu đáp ứng đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy của bộ môn. Hầu hết các GV bộ môn đều nhận thấy vai trò quan trọng của việc ứng dụng các phần mềm để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, do trình độ tin học và ngoại ngữ của GV còn nhiều hạn chế, CSVC của nhà trường THPT còn hạn hẹp chưa đồng bộ nên việc ứng dụng CNTT vào dạy học bước đầu gặp rất nhiều khó khăn.

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ làm thay đổi vai trò của GV trong dạy học. Từ vai trò là nhân tố quan trọng quyết định kiểu dạy học tập trung vào thày cô, thì nay các thầy cô chuyển sang vai trò là nhà điều phối dạy học hướng tập chung vào HS (dạy học lấy học sinh làm trung tâm).

Việc ứng dụng CNTT vào bài giảng sẽ tạo nên bước chuyển cơ bản cả về nội dung và phương pháp dạy học. Cụ thể là:

- CNTT tạo môi trường khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ quá trình tự học. - CNTT tạo môi trường để hỗ trợ học tập, thực hành qua thực tiễn.

- CNTT giúp cho việc đánh giá định tính và định lượng vật lí chính xác và công bằng hơn.

Như vậy có thể nói:

Để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể theo tuỳ từng bài giảng, từng mảng kiến thức hoặc tuỳ theo từng đối tượng học sinh mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo CNTT trong từng giờ, từng kiểu bài trên lớp. Nhờ các công cụ đa phương tiện (multimedia) của máy tính như : văn bản (text), đồ hoạ (graphic), hình ảnh (image), âm thanh (sound), giáo viên sẽ xây dựng được bài học sinh động, thu hút sự tập trung của HS, dễ dàng vận dụng các phương pháp sư phạm : phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề. Qua đó tăng tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập.

Như thế trong dạy học ngày nay, vai trò của người thầy dần thay đổi. Nhờ sự trợ giúp của CNTT, người thầy không giữ vai trò trung tâm mà chuyển sang vai trò nhà điều khiển trong kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh. Theo dự đoán trong vài năm tới CNTT và phương pháp dạy học điện tử sẽ ảnh hưởng sâu sắc, thay đổi các phương pháp dạy và học, vai trò và chức năng của thầy dạy cũng như người học.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Ebook hỗ trợ hoạt động tự học trong dạy học vật lý ở trường phổ thông phần dòng điện xoay chiều - vật lý 12 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)