Thực trạng trang thiết bị, CSVC, tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học vật lí ở trường THPT Thành Đông như sau:
- Trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có bề dày thành tích về dạy và học. Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn vững và tâm huyết với nghề.
- Trường có 01 phòng thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy môn Vật lý, hằng năm được bổ sung thiết bị thí nghiệm đầy đủ. Nhưng, các thiết bị thí nghiệm chưa được sắp xếp và được bảo quản hợp lý. Không có nhân viên thí nghiệm chuyên trách nên thiết bị thí nghiệm không được bảo quản theo đúng quy trình, thiết bị thí nghiệm nhanh bị xuống cấp và thiếu độ chính xác khi sử dụng. Vì vậy, các giáo viên còn ít sử dụng thí nghiệm khi giảng dạy.
- Trường có 01 phòng máy vi tính được nối mạng và được trang bị thiết bị ứng dụng công nghệ trong dạy học như máy tính, máy chiếu…
Sau khi điều tra về ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lý và tình hình dạy học chương “ Dòng điện xoay chiều” tại trường THPT Thành Đông bằng phiếu điều tra, kết quả thu được như sau :
- Số giáo viên được hỏi 10/10 ( 100%). - Số giáo viên trả lời 10/10 (100%).
Bảng 1.1. Số liệu điều tra tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lý Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 Lựa chọn 3 Lựa chọn 4 Lựa chọn Câu SL % SL % SL % SL % Câu 1 10 100 Câu 2 8 80 3 30 7 70 Câu 3 9 90 1 10 Câu 4a 10 100 Câu 4b 2 20 8 80 Câu 4c 4 40 6 60 Câu 5 1 10 9 90 Câu 6 9 90 1 10 Câu 8a 3 30 7 70 Câu 8b 4 40 6 60
Qua kết quả của phiếu điều tra cho thấy:
+ Khả năng sử dụng máy vi tính còn hạn chế (có đồng chí còn chưa biết sử dụng). Phần mềm mà giáo viên sử dụng chủ yếu là Word và PowerPoint. Đa số GV vẫn chỉ sử dụng CNTT như là một công cụ để soạn giáo án hay trình chiếu bài giảng bằng Powerpoint hỗ trờ dạy học mà chưa biết khai thác Internet, chưa bao giờ sử dụng sách điện tử (E-Book) trong dạy học.
+ Giáo viên có sử dụng công cụ hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu trong quá trình giảng dạy nhưng còn ít 1 đến 2 lần trong một học kì (chỉ sử dụng khi hội giảng và dự giờ) và chưa khai thác được hết các thế mạnh của mạng Internet.
+ Chương “ Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12, về kiến thức rất trừu tượng, thí nghiệm hỗ trợ giảng dạy cho phần kiến thức này rất ít hoặc nếu có thì rất khó sử dụng nên giáo viên khi dạy chương này chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình theo trình tự như sách giáo khoa.
· Thực trạng về vấn đề tự học của HS trong dạy học. - Về hoạt động dạy của GV:
+ Phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, GV đã chú ý tới việc “gợi mở” để HS tự tìm tòi, tự lực giải quyết vấn đề hoặc thảo luận đề xuất ý kiến xây dựng bài, đa số các lớp được học tại phòng có máy chiếu đều được xem các video thí nghiệm, một số ứng dụng CNTT vào dạy học qua các bài giảng có sử dụng giáo án điện tử.
+ Khi dạy chương “ Dòng điện xoay chiều”, GV cũng đã sử dụng các mô hình trực quan sinh động về máy phát điện xoay chiều, máy biến áp, động cơ điên…
+ Đa số GV được điều tra, khảo sát cho rằng: việc tự học ở nhà là hoạt động bắtt buộc của HS, nhằm mục đích ôn tập bài học trên lớp, rèn luyện các kĩ năng cần thiết và làm các câu hỏi bài tập trong SGK và sách bài tập là những yêu cầu tối thiểu mà HS nào cũng phải thực hiện. GV kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS. Như vậy, GV cho rằng hoạt động tự học của HS theo định hướng của các câu hỏi và bài tập trong SGK. Để hướng dẫn HS tự học thì đa số các GV cho rằng : học thuộc lòng lý thuyết, làm bài tập về nhà, đọc bài mới. Để đánh giá khả năng tự học của HS, các GV đều cho rằng đặt câu hởi mở rộng, nâng cao liên quan đến bài học, kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài tập đã giao về nhà.
+ Đa số các GV được hỏi đều cho rằng các khó khăn, sai lầm mà HS hay mắc phải trong chương “Dòng điện xoay chiều” là: HS không biết hiện tượng vật lí xảy ra như nào, mà chỉ tìm công thức áp dụng tính toán, nhầm lẫn độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa tụ điện hay đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa cuộn dây thuần cảm, nhầm lẫn giữa giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại, nhầm lẫn giữa dung kháng và cảm kháng, không hiểu bản chất nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
+ Các hình thức kiểm tra đánh giá được sử dụng trong chương “ Dòng điện xoay chiều” là kiểm tra trắc nghiệm.
- Đối với HS:
+ Đa số HS được hỏi đều cho rằng học để có kiến thức và thi đỗ đại học. Phần lớn học sinh chủ yếu học thuộc lòng các kiến thức sách giáo khoa và thầy cô cung cấp, tiếp thu kiến thức một cách thụ động máy móc. Nhận thức chủ yếu ở mức nhận biết, tái tạo và vận dụng.
chỉ là học thuộc bài cũ, làm đủ bài tập được giao. Tài liệu tự học của các em chỉ là vở ghi, SGK, sách tham khảo, rất ít HS khai thác thông tin trên mạng Internet.
· Nguyên nhân của thực trạng trên:
-Do nội dung thi cử THPT quốc gia vẫn còn nạng về lý thuyết và bài tập, ít liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
- Việc đánh giá giờ dạy của GV còn nhiều bất cập: như đánh giá qua các kì thi, qua điểm số của HS. Ở trên lớp, GV chủ yếu quan tâm đến việc làm thế nào để truyền tải đầy đủ kiến thức SGK cho HS trong khỏng thời gian 1 tiết (45 phút), việc thảo luận nhóm sẽ mất nhiều thời gian có thể làm cháy giáo án của GV. Cho nên HS thường tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít chịu tự lực suy nghĩ và tự lự chiếm lĩnh kiến thức từ đó không hiểu bản chất của vấn đề dẫn đến sự nhầm lẫn, hiểu không sâu và rất nhanh quên.
- Do PPCT môn vật lí 12 dành ít thời gian cho luyện tập các dạng bài tập nên GV thường tranh thủ dạy nhanh lý thuyết để thời gian chữa bài tập cho HS.
- Hầu hết các GV đều thấy được lợi ích của việc ứng dụng CNTT vào dạy học vật lí, tuy nhiên các khó khăn về CSVC hơn nữa là trình độ tin học của GV không đồng đều và mất khá nhiều thời gian chuẩn bị.
-HS quen lối học thụ động “lười” suy nghĩ, gặp vấn đề mới thường phải có dự trợ giúp của GV. HS rất ít khi tự động lên Internet để tìm thêm các bài tập hay giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Nguyên nhân là do HS hiện nay chỉ sử dụng máy tính để thực hành tin học hay chỉ để nghe nhạc, chơi điện tử hay tìm kiếm các thông tin giả trí
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày các vấn đề sau: 1. Cơ sở lý luận về hoạt động tự học.
Trong luận điểm này, chúng tôi lần lượt trình bày về các quan điểm tự học, vai trò của tự họccác hình thức của tự học, tự học trong nhà trường THPT.
2. Ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí.
Chúng tôi đã phân tích vai trò, tác dụng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí. Đồng thời qua tổng hợp các phiếu điều tra, qua việc trao đổi, gặp gỡ với GV và HS, chúng tôi trình bày thực trạng của việc ứng dụng CNTT và việc phát triển hoạt động tự học của HS trong dạy học vật lí ở trường THPT Thành Đôngvà phân tích nghuyên nhân của thực trạng trên.
3. Cơ sở lí thuyết về Ebook
Trong luận điểm này, chúng tôi lần lượt trình bày về các khái niệm Ebook, ưu nhược điểm của Ebook, quy trình thiết kế Ebook, các yêu cầu của việc thiết kê Ebookvà tìm hiểu, lựa chọn phần mềm thiết kếEbook.
Tất cả những cơ sở lí luận và thực tiễn trên sẽ giúp chúng tôi vận dụng để nghiên cứu xây dựng Ebook chương “Dòng điện xoay chiều” –Vật lí 12 theo hướng hỗ trợ hoạt động tự học của HS trong chương này.
CHƯƠNG 2
XÂY DG 2 VÀ SVÀ DG 2ng hỗ PH D:“DÒNG ĐI2ng hỗ trợ ho” –VG ĐI2ng