Xây dựng Ebookchương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 THPT ví dụ một

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Ebook hỗ trợ hoạt động tự học trong dạy học vật lý ở trường phổ thông phần dòng điện xoay chiều - vật lý 12 (Trang 62 - 68)

mt bài hc c th

Trên cơ sở lí luận về tự học, tài liệu hướng dẫn tự học tiếp cận các hoạt động, Đề tài đã tiến hành xây dựng Ebook chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 gồm các bài sau:

Bài 1: Đại cương về dòng điện xoay chiều. Bài 2: Các đoạn mạch xoay chiều.

Bài 3: Đoạn mạch xoay chiều chứa R, L, c mắc nối tiếp. Bài 4:Công suất điện xoay chiều.

Bài 5: Máy phát điện xoay chiều.

Bài 6: Máy biến áp. Truyền tải điện năng. Bài 7: Động cơ không đồng bộ ba pha.

Các bài học được xây dựng và đóng gói bằng phần mềm Flip PDF Professional (đĩa CD kèm theo). Dưới đây, chúng tôi xin trình bày một bài học cụ thể là bài “Đại cương về dòng điện xoay chiều”.

Mục tiêu của bài học: + Về kiến thức:

Sau khi học, học sinh có thể:

-Phát biểu được định nghĩa dòng điện xoay chiều - Giải thích nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Viết được biểu thức tức thời của dòng điện xoay chiều

- Viết được công thức các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều + Về kĩ năng

- Vận dụng công thức tức về các đại lượng dòng điện xoay chiều thời và công thức hiệu dụng để giải các bài tập.

- Nhận biết được các kí hiệu ghi trên các thiết bị điện thông dụng.

Với mục đích tăng sự hứng thú trong học tập, bằng video về sản xuất điện xoay chiều, học sinh nắm được khái quát sơ lược về nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. Vấn đề đặt ra là “Dòng xoay chiều có ứng dụng rất phổ biến trong thực tế. Vậy dòng điện xoay chiều là gì? Nguyên tắc tạo ra nó như thế nào và trong thực tế ta quan tâm đến giá trị nào của nó?” (hình 2.4)

Hình 2.4. Hoạt động khởi động bài Đại cương v dòng điện xoay chiu

Với hoạt động này, nếu tổ chức dạy học trên lớp hoặc tự học theo nhóm, học sinh có thể thảo luận để nhận biết vấn đề và mục tiêu cần đạt khi học bài học.

Để xây dựng khái niệm về các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều , trên cơ sở kiến thức học sinh đã được học ở lớp 9 về các đại lượng đặc trưng cho dòng điện, bằng hình ảnh đồ thị dòng điện xoay chiều (hình 2.4, trang 2). Có thể mô tả bằng hình ảnh đồ thị dòng xoay chiều có đồ thị hình sin( gọi tắt là dòng xoay chiều), Học sinh so sánh với dòng điện một chiều và nhận biết dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật hàm sin hoặc hàm cosin, với dạng tổng quát: .

Về cách tạo ra dòng điện xoay chiều, bằng cách đưa các video mô phỏng quá trình tạo ra dòng điện xoay chiều. Qua quan sát video đặt yêu cầu: Quan sát và cho biết dạng đồ thị của từ thông qua khung dây. Câu hỏi tiếp theo là: Có những cách nào thay đổi từ thông qua diện tích S?

Thông qua quan sát hình ảnh và video, học sinh sẽ nhận biết được có thể làm thay đổi từ thông qua diện tích S bằng cách: Thay đổi B: cho nam châm dịch chuyển tương đối với khung dây, làm biến dạng khung dây, thay đổi α: cho khung dây quay. (hình 2.5)

Bằng cách tương tự, với các video về hiệu điện thế, cường độ dòng điện xoay chiều, các kiến thức được trình bày sinh động, học sinh nhận biết được Vì N, B, S, không thay đổi nên suất điện động trên khung dây biến thiên điều hòa với tần số góc nên hiệu điện thế mà nó gây ra ở mạch ngoài cũng biến thiên điều hòa với cùng tần số góc . (hình 2.6)

Hình 2.7. Hoạt độngcng cng dng của bài Đại cương dòng điện xoay chiu.

Hoạt động củng cố nhằm hệ thống lại các kiến thức chình đã học trong bài, HS sẽ ghi nhớ hệ thống hơn:

Hoạt động ứng dụng gồm các bài tập tự luận theo các tình huống hoặc các câu hỏi trắc nghiệm, các bài tâp tự luận đều có hướng dẫn thực hiện. Đối với các bài tập trắc nghiệm được thao tác và đánh giá trực tiếp trên máy tính. Với các bài tập tự luận, học sinh có thể nhấn vào nút hướng dẫn, nội dung hướng dẫn giải bài tập sẽ xuất hiện trên màn hình. (hình 2.7)

Hình 2.8. Trang sách điện t v hướng dn gii bài tp

Hình 2.9. Màn hình bài trc nghim trên Ebook

Bằng các bài tập, các tình huống cụ thể, có thể xây dựng các phiếu học tập để học sinh thực hiện, với chức năng in ra phiếu học tập, học sinh có thể thực hiện và in ra phiếu học tập để tự học hoặc nộp cho giáo viên, (chức năng này cho phép chỉ in ra phần phiếu học tập mà không cần in ra các trang khác) (hình 2.8).

Kết lun chương 2

Dựa trên mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được khi nghiên cứu chương “ Dòng điện xoay chiều” cũng như dựa vào thực tế giảng dạy và học tập chương trên tại trường phổ thông, chúng tôi đã căn cứ vào các quan điểm dạy học hướng tới việc tự học của học sinh, khai thác các tiềm năng của các phương tiện dạy học hiện đại (CNTT) vào việc xây dựng Ebook chương “ Dòng điện xoay chiều”.

Chúng tôi đã sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học Flip PDF Professional và các tiện ích Multimedia, các thí nghiệm mô phỏng các hiện tượng và mô hình trong Vật lí. Từ đó tạo điều kiện để học sinh tự lực và chủ động xây dựng và nắm bắt kiến thức của bài học..

Chúng tôi đã xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng Ebook cho một số

nội dung kiến thức của chương “ Dòng điện xoay chiều” cụ thể và chi tiết theo các hoạt động học tập và luôn nhất quán quan điểm: tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh trong tự học để hệ thống hóa, đào sâu và mở rộng kiến thức của học sinh.

CHƯƠNG 3

THC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Ebook hỗ trợ hoạt động tự học trong dạy học vật lý ở trường phổ thông phần dòng điện xoay chiều - vật lý 12 (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)