Phương pháp điều tra tại cơ sở công tác

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính có gắn với thực tế chương động học chất điểm vật lí 10 nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh. (Trang 40 - 41)

Để điều tra, nghiên cứu thực trạng về việc dạy và học bài tập định tính chương “Động học chất điểm” vật lí lớp 10 tại trường THPT Ba Vì - Ba Vì - Hà Nội, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn và câu hỏi thông qua các phiếu điều tra của giáo viên và học sinh. (xem phụ lục 1).

- Sử dụng phiếu điều tra giáo viên: Phương thức xây dựng và sử dụng bài tập định tính của giáo viên khi dạy chương “Động học chất điểm” vật lí lớp 10.

- Sử dụng phiếu điều tra học sinh: Năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình học môn vật lí.

- Dự giờ

Kết quả điều tra làm nền tảng và cơ sở thực tiễn để chúng tôi tiến hành xây dựng bài tập định tính cho chương “Động học chất điểm” vật lí lớp 10.

Phương pháp đối với giáo viên và học sinh được cụ thể hóa như sau: - Trao đổi trực tiếp với GV dạy Vật lí, xem giáo án.

- Trao đổi trực tiếp với HS 10A1, 10A3, xem vở bài tập, bài kiểm tra của HS. - Tham quan phòng trình chiếu, phòng thí nghiệmvật lí của nhà trường, môi trường làm việc và nơi ở của học sinh.

- Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra. Khảo sát được thực hiện trên đối tượng HS các lớp 10A1, 10A3của trường THPT Ba Vì - Hà Nội, 3 GV dạy Vật lí trường Phổ thông Dân tộc Nội Trú với số lượng như sau:

GV: 13 phiếu. Độ tuổi trung bình của GV là 30 Trường THPT Ba Vì : 10 phiếu.

Trường phổ thông dân tộc Nội Trú : 3 phiếu. HS: 88 phiếu.

Lớp 10A3: 45 phiếu; Lớp 10A5: 43 phiếu.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính có gắn với thực tế chương động học chất điểm vật lí 10 nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh. (Trang 40 - 41)