Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính có gắn với thực tế chương động học chất điểm vật lí 10 nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh. (Trang 41 - 45)

a) Đối với giáo viên:

Qua kết quả điều tra Bảng 1.1 (phụ lục)cho thấy việc giáo viên sử dụng BTĐT có gắn với thực tế thường xuyên trong dạy học Vật lí chiếm 8.7 %, dùng để thay đổi không khí lớp học chiếm 21.7 %, sử dụng khi có dự giờ, thăm lớp 39.1%, 30.4% thấy không cần thiết phải sử dụng BTĐT có gắn với thực tế, điều đó chứng tỏ việc dạy BTĐT có gắn với thực tế nói chung và BTĐT theo hướng phát triển năng lực sáng tạo nói riêng chưa được quan tâm, vận dụng trong quá trình dạy học Vật lí còn rất ít.

- Tình hình giảng dạy BTĐT của GV:

+ Qua kết quả điều tra Bảng 1.2 (phụ lục) cho thấy 100% GV đều khẳng định BTĐT có thể sử dụng được trong hầu hết các giai đoạn của quá trình dạy học, 100% GV nhận thức được vai trò và chức năng của BTĐT trong dạy học Vật lí, nhưng việc sử dụng BTĐT trong quá trình dạy học thì chiếm khoảng 30.4 %, đặc biệt BTĐT có gắn với thực tế nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh chỉ chiếm 7.4 %.

+ Vì sức ép của các kỳ thi luôn tạo tâm lí cho các GV, họ đặt nhiệm vụ truyền thụ kiến thức cho HS là nhiệm vụ hàng đầu. GV chỉ dạy các bài tập vật lí theo yêu cầu của chương trình sách giáo khoa nhằm mục đích thi cử nên việc sử dụng BTĐT chưa nhiều.

+ Mục tiêu học tập của HS vẫn thiên về điểm số, thi cử. Qua điều tra cho thấy mục tiêu cao nhất HS hướng tới là thi đỗ tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng sau đó là kết quả học tập tốt, cuối cùng mới là có kiến thức, kĩ năng để vận dụng vào thực tiễn. Mặc dù vậy, nhưng không thể kết luận HS không quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nghĩa là bên cạnh mục tiêu thi cử, HS cũng khao khát có được những kiến thức, kĩ năng hay gọi chung là năng lực cần thiết để vận dụng vào thực tiễn của cuộc sống.

+ Qua kết quả điều tra, trong quá trình học bài tập vật lí, HS chủ yếu là học bài tập định lượng, rất ít được tiếp cận với các dạng BTĐT có thể đưa vào trong các bài học.

+ Các bảng 1.3; 1.4 và 1.5 (phụ lục 2) là kết quả điều tra năng lực sáng

tạo của HS khi thực hiện các BTĐT. Chúng tôi đề nghị HS tự đánh giá về một số biểu hiện của năng lực sáng tạo, với cách đánh giá từ 1 điểm đến 4 điểm cho các mức độ tăng dần.

Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của cá nhân học sinh

Bảng 1.4: Tổng điểm đánh giá tính sáng tạo của cá nhân học sinh Bảng 1.5: Bảng tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của nhóm học sinh

Từ kết quả điều trabảng 1.3; 1.4 và 1.5 (phụ lục 2) chúng tôi thấy năng lực giải quyết vấn đề của các em trong khi làm bài tập Vật lí nói riêng trong cuộc sống nói chung còn hạn chế.

1.5.3. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống bài tập định tính theo hướng

gắn với thực tế.

BTĐT gắn với thực tế còn giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc về bản chất vật lí của hiện tượng. Trên cơ sở đó học sinh có thể phân tích hiện tượng và giải thích hiện tượng dựa trên những định luật, định lí, nguyên lí vật lí một cách chính xác. Ngoài ra còn giúp cho học sinh phát triển tư duy logic và khả năng ứng dụng các định luật vật lí vào cuộc sống. BTĐT gắn với thực tế còn khơi dậy trong học sinh lòng ham mê và hứng thú khi học môn Vật lí. Học

sinh có thể tự rút ra kết luận và vận dụng vào việc giải thích những hiện tượng vật lí tương tự.

Trên cơ sở phân tích thực tiễn, chúng tôi đề xuất những giải pháp trong việc dạy và học cần phải đưa các BTĐT gắn với thực tế cụ thể là:

+ Đổi mới định hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh; bài giảng và bài tập gắn với thực tiễn.

+ Tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đồng bộ với đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá HS có tính đến các BTĐT.

Chúng tôi nhận thấy, với các đặc trưng của dạy học BTĐT là hình thức dạy học rất phù hợp để thực hiện các giải pháp trên. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi xây dựng và tổ chức dạy học hệ thống BTĐT có gắn với thực tiễn trong phạm vi kiến thức chương“Động học chất điểm” Vật lí 10.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày nội dung nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

Trong đó cơ sở lí luận đã nghiên cứu:

- Khái niệm, đặc điểm, các biểu hiện, ý nghĩa của năng lực sáng tạo - Dạy học bài tập định tính gắn liền với thực tiễn

-Cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu:

Thực trạng dạy và học Vật lí nói chung và BTĐT có gắn với thực tế nói riêng ở trường THPT - Ba Vì - Hà Nội.

Chúng tôi đã thực hiện điều tra đối với một số GV Vật lí trong hai trường PTTH Ba Vì, THPT Nội Trú và 88 HS thuộc hai trường đó, về tình hình dạy và học Vật lí nói chung, BTĐT nói riêng ở trường phổ thông và về nhận thức của GV trong việc bồi dưỡng, phát huy năng lực sáng tạo cho HS. Kết quả cho thấy trong việc dạy và học Vật lí có sử dụng BTĐT còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS còn chưa được chú trọng và quan tâm.

Phân tích và xem xét kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng dạy học BTĐT là một kiểu tổ chức dạy học có thể vận dụng nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học vật lí ở trường phổ thông, đặc biệt là việc bồi dưỡng nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho các HS.

Việc thực hiện giải pháp sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2: XÂY DNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10 GẮN VỚI THỰC TẾ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính có gắn với thực tế chương động học chất điểm vật lí 10 nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh. (Trang 41 - 45)