Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai * Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đa

Một phần của tài liệu 26527 (Trang 27 - 31)

- Tính khả biến

2.2.2. Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai * Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đa

* Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai

Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như sau: nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch; phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội dung và phương pháp quy hoạch. Thông thường hệ thống

quy hoạch sử dụng đất được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức quy hoạch…) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai từ tổng thể đến thiết kế chi tiết.

Đối với Việt Nam, Luật Đất đai 2003 (Điều 25) [9] quy định: Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo 4 cấp lãnh thổ:

1. Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc 2. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 3. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 4. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết (cấp xã)

Theo TS. Đồn Cơng Quỳ [12]: Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là tồn bộ diện tích tự nhiên trong lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào từng cấp lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực hiện theo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô, giai đoạn sau chỉnh lý giai đoạn trước.

Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là hệ thống nhiều cấp. Ngoài lợi ích chung của cả nước, của mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cục bộ của mình. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và triển khai quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của nhà nước. Tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, quy hoạch sử dụng đất có nội dung và ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên do yêu cầu thực tiễn đôi khi quy hoạch phải thực hiện độc lập, hoặc đồng thời sau đó sẽ chỉnh lý khi quy hoạch các cấp liên quan hoàn thành. Trong một số trường hợp cần thiết (khi có tác động của tính đặc thù khu vực) đôi khi phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp trung gian, gọi là quy hoạch đặc thù (quy hoạch sử dụng đất liên tỉnh, liên huyện, vùng trọng điểm quốc gia).

Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất các cấp lãnh thổ hành chính bao gồm: đáp ứng nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả)

cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất đai của các ngành và các đơn vị hành chính cấp cao hơn; làm căn cứ, cơ sở để các ngành (cùng cấp) và các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của ngành mình và địa phương mình; làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao đất, cấp đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong Luật Đất đai); phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai.

Khác với Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 không quy định cụ thể quy hoạch sử dụng đất theo các ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư, đô thị, chuyên dùng). Quy hoạch sử dụng đất của các ngành này đều nằm trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính. Riêng quy hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng được quy định cụ thể tại điều 30 của Luật Đất đai 2003 [9] quy định:

- Bộ quốc phịng, Bộ cơng an tổ chức việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho ngành mình trình Chính phủ phê duyệt.

- Chính phủ quy định cụ thể việc lập, xét duyệt, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an ninh.

Tuy nhiên có thể hiểu mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Trước tiên, Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện đất đai hiện có để xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất. Các ngành chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho từng ngành phù hợp với yêu cầu và nội dung sử dụng đất của ngành. Như vậy, quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định hướng cho quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Nói khác đi, quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ.

* Các loại hình kế hoạch sử dụng đất đai

Quy hoạch sử dụng đất được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất cũng được lập theo cấp lãnh thổ hành chính nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. - Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất định; thiết lập được cơ cấu sử dụng đất hợp lý trên địa bàn cả nước, trong các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ.

- Đạt hiệu quả đồng bộ cả ba lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Kế hoạch sử dụng đất theo ngành và cả nước phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu vĩ mơ (bao qt chung cho tồn xã hội và cả nước) như : an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, cơng bằng xã hội... Cịn kế hoạch theo lãnh thổ hành chính phải cụ thể hố các mục tiêu vĩ mô, cùng với việc xử lý các mục tiêu cụ thể của địa phương và các vấn đề cụ thể của từng chủ sử dụng đất khác nhau trên địa bàn.

Kế hoạch sử dụng đất phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dựa trên mục đích chung vì lợi ích lâu dài phát triển kinh tế – xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, cần lưu ý điểm khác biệt: kế hoạch sử dụng đất chú trọng phát triển hình thức không gian; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chú trọng phát triển hình thức thời gian, nhưng nội dung lại được triển khai với hình thức khơng gian nhất định. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là tiền đề của kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất là sự tiếp tục của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nhằm bố trí khơng gian thống nhất đối với các hạng mục liên quan đến đất đai (xây dựng, khai hoang, chuyển mục đích sử dụng đất...) trong thời kỳ kế hoạch.

Thời hạn lập kế hoạch sử dụng đất thường thống nhất với thời hạn lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các ngành, các cấp lãnh thổ hành

chính và được thực hiện trong thời gian 5 năm.

Một phần của tài liệu 26527 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)