Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đa

Một phần của tài liệu 26527 (Trang 33 - 35)

- Tính khả biến

2.2.4.Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đa

Trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ sang Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai.

Việc sử dụng hợp lý đất đai liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng người dân cũng như vận mệnh của cả Quốc gia. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề rất bức xúc, cần được quan tâm hàng đầu.

ý chí của tồn Đảng, toàn dân về vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như: Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Những văn bản này tạo cơ sở vững chắc cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giúp giải quyết về mặt nguyên tắc những vấn đề đặt ra:

- Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất ? - Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất ?

- Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ?

* Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất

Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 [6] đã nêu: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (chương II, điều 18).

- Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 [9] nêu rõ:

+ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. + Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai.

các chính sách tài chính về đất đai.

+ Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thơng qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Điều 6 Luật Đất đai năm 2003, xác định một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai là quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Như vậy, để sử dụng và quản lý đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nhất thiết phải làm quy hoạch.

* Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Điều 25 Luật Đất đai năm 2003 [9] quy định rõ trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo các cấp lãnh thổ hành chính:

- Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước.

- ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trình (quy hoạch theo lãnh thổ hành chính – trừ trường hợp các đơn vị hành chính cấp dưới thuộc khu vực quy hoạch phát triển đơ thị). Trình Hội đồng nhân dân thơng qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

* Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch

Điều 26 Luật Đất đai năm 2003 [9] quy định thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:

- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cả nước. - Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương.

- Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.

Một phần của tài liệu 26527 (Trang 33 - 35)