Tình hình triển khai quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoà

Một phần của tài liệu 26527 (Trang 39 - 41)

- Tính khả biến

2.3.2. Tình hình triển khai quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoà

Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ nhiều năm trước đây và chiếm vị trí quan trọng trong quản lý tài nguyên đất đai cũng như quá trình sản xuất, song tuỳ thuộc vào đặc điểm mỗi nước mà các loại hình, phương pháp quy hoạch có các trường phái sau:

- Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự hài hồ phát triển đa mục tiêu sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu cho trường phái này là Đức và úc.

- Tiến hành quy hoạch nơng nghiệp làm nền tảng, sau đó làm quy hoạch phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của kế hoạch hoá tập trung lao động, đất đai trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiêu

biểu cho trường phái này là Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa. ở một số nước khác cịn có các phương pháp quy hoạch mang đặc thù riêng.

ở Pháp, quy hoạch đất đai được sử dụng theo mơ hình ngồi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và lao động; bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc và cơ cấu áp dụng bài tốn quy hoạch tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý, tăng hiệu quả sản phẩm xã hội.

ở Mỹ, Đức, quy hoạch đất đai gắn liền với môi trường, xây dựng một hệ thống quy hoạch tổng thể đảm bảo cảnh quan và sử dụng đất hiệu quả bền vững, vì vậy quy hoạch sử dụng đất tại các nước này có tính khả thi cao [23].

ở Thái Lan, quy hoạch đất đai được được phân bố theo 3 cấp: Quốc gia, vùng và địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các chương trình kinh tế xã hội của Hồng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợp với chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển Hồng gia đã xác định vùng nơng nghiệp chiếm vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội - chính trị của Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề quan trọng là nguồn nước, đất đai nông nghiệp, thị trường lao động.

ở Đài Loan, trong vài thập kỷ gần đây, q trình đơ thị hố đơ thị hố và bùng nổ kinh tế đang diễn ra hết sức sôi động, thành phố Cao Hùng (thành phố phía Nam của Đài Loan) đã phải đối mặt với áp lực tăng dân số đơ thị nhanh chóng, làm thay đổi mạnh mẽ về quy mô lẫn diện mạo của thành phố. Chính quyền thành phố đã dựa trên kế hoạch, thực thi một cách tích cực dự án tổng thể nâng cấp đất đô thị với tên gọi là: “Củng cố đất đơ thị”, theo đó, trước khi xây dựng ổn định, vững chắc, những mảnh đất nhỏ nào có hình dạng khơng đều và khơng có giá trị kinh tế sẽ được chuyển sang dạng vng vắn, có đường giao thơng thuận tiện cho việc sử dụng tối ưu và cho các mục đích xây dựng thơng qua việc điều chỉnh lại ranh giới cũ bằng cách hợp nhất, chuyển đổi và phân chia lại các mảnh đất. Quy trình hoạt động của dự án củng cố đất đô thị gồm 4 phần nội dung cơ bản: bắt đầu từ khi lựa chọn vùng đất,

quyết định phạm vi đất để sử dụng cho dự án, cho đến khâu quy hoạch thiết kế; điều tra, cải tạo đất, bồi thường cho những phần bị tháo dỡ – tính tốn hình dạng của đất với sự tham gia của các chủ sử dụng đất và giao đất đã được củng cố cho các ngành, các tập đồn – báo cáo, thơng qua kết quả của công tác giao đất, cho đến việc thực hiện giao dịch đất đai và sắp xếp địa chính [20].

Để có một phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác lập quy hoạch đất đai trên phạm vi toàn thế giới, năm 1992, FAO đã đưa ra quan điểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất có hiệu quả, bền vững đáp ứng tốt nhất những yêu cầu hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai, trú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường gắn liền với khả năng bền vững. Phương pháp quy hoạch đất đai này áp dụng ở 3 mức: Quốc gia, huyện, xã; những bước này không nhất thiết phải kế tiếp nhau nhưng tương ứng với các mức và các quyết định sử dụng đất được đưa ra tương tác giữa 3 mức càng lớn càng tốt. Tổ chức FAO đã đưa ra phương pháp này nhằm áp dụng vào điều kiện cụ thể cho từng quốc gia (có chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước). Đối với các quốc gia đang phát triển thì quy hoạch đất đai hướng tới việc bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch cảnh quan thiên nhiên [21].

Một phần của tài liệu 26527 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)