- Tính khả biến
2.2.3. Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất đa
Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong cả nước (khác nhau về không gian), nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn lịch sử khác nhau (về thời gian) là rất khác nhau. Giai đoạn hiện nay, nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
2. Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong kỳ quy hoạch (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất đai, nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai);
3. Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh (điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu khống chế – chỉ tiêu khung để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất - 3 loại đất chính theo quy định của Luật Đất đai năm 2003);
4. Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các cơng trình dự án; 5. Xác định các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất đai là: Phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế; khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; hình thành, phân bổ hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả tổng hồ giữa 3 lợi ích kinh tế, xã
hội và môi trường cao nhất.
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp, ngồi lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích của mình. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất khi xây dựng, triển khai quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước.
Hệ thống quản lý hành chính của nước ta được phân chia thành 4 cấp: toàn quốc (bao gồm cả cấp vùng), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của mỗi cấp, quy hoạch sử dụng đất có nội dung và ý nghĩa khác nhau. Quy hoạch của cấp trên là chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hoá quy hoạch của cấp trên và là căn cứ điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô.
Theo Nguyễn Thị Vòng (2002) [18]: Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được xây dựng trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, nội dung cụ thể là xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sử dụng đất đai; xác định quy mô, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất đai các ngành; xác định cơ cấu, phạm vi và phân bổ đất sử dụng cho các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, đất dùng cho nông lâm nghiệp, đất khu đô thị, khu dân cư nông thôn và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt.
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước
Quy hoạch tổng thể vùng Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Sơ đồ: Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam