- Cơ sở văn hoá, thể thao
2001 đến năm 2007 so với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ
4.3.5. Phân tích những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất từ năm 2000 đến năm
dụng đất từ năm 2000 đến năm 2007
Khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của một đơn vị hành chính cho một giai đoạn nhất định (thường trong vòng 10 năm), ngồi việc phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất… cần phải nghiên cứu, phân tích thực trạng biến động đất đai giai đoạn trong vòng 5 đến 10 năm; đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tìm ra các nguyên nhân và xu thế biến động đất đai, những vấn đề tồn tại trong sử dụng đất. Từ đó có giải pháp đúng đắn và điều chỉnh kịp thời trong quá trình xây dựng quy hoạch.
Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Bình từ năm 2001 đến năm 2007, đã tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được duyệt, thực hiện đảm bảo phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội, theo kế hoạch hàng năm … tình hình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2001 đến hết năm 2007 là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả về quy mơ diện tích và địa điểm thực hiện. Cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu sử dụng đất cho các đơn vị, tổ chức kinh tế và đất ở cho nhân dân. Vốn tài nguyên đất đai đã khai thác và được sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả hơn nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn ở huyện Gia Bình.
Tương tự như vậy, phải đặt thời điểm đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Bình trong một giai đoạn nhất định, có liên hệ, so sánh với các giai đoạn trước và sau đó. Q trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Bình, bên cạnh những kết quả đạt được, đảm bảo đúng tiến độ về mặt thời gian cũng như các nội dung quy hoạch đề ra, còn tồn tại một số vấn đề bất cập, thể hiện ở các khía cạnh sau:
4.3.5.1. Những vấn đề bất hợp lý trong quá trình thực hiện quy hoạch
- Đối với đất nơng nghiệp: trong đất sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất trồng lúa trong thời gian 7 năm giảm 186 ha so với năm 2000, quy hoạch đến
năm 2010 diện tích giảm 723,87 ha, như vậy trong 7 năm diện tích thực hiện mới bằng 25% chỉ tiêu đề ra. Đối với diện tích đất ni trồng thuỷ sản năm 2007 tăng 504,66 ha so với năm 2000, quy hoạch đến năm 2010 diện tích tăng 609,41 ha; trong 7 năm qua diện tích thực hiện đạt 82,81% chỉ tiêu quy hoạch đề ra. Nhìn chung, việc sử dụng đất nông nghiệp là phù hợp với kế hoạch phát triển nông nghiệp của huyện, đặc biệt là việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên cơ sở đầu tư khai hoang, cải tạo diện tích đất chưa sử dụng, mặt nước hoang hoá để đưa vào các mục đích phù hợp trong nông nghiệp. Diện tích đất nơng nghiệp mặc dù phải chuyển sang các mục đích đất phi nơng nghiệp, song lại được bù đắp lại rất lớn so với phần chuyển sang đất phi nơng nghiệp, nên diện tích năm 2007 đạt 6.476,4 ha tăng 297,47 ha. Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, diện tích các loại đất này cần tiếp tục thực hiện theo định hướng quy hoạch, song cần hạn chế việc chuyển đất trồng lúa nước sang nuôi trồng thuỷ sản. Còn đối với chỉ tiêu các loại đất trồng cây hành năm khác, đất cây lâu năm và đất lâm nghiệp cần phải tập trung đầu tư hơn nữa để thực hiện theo quy hoạch.
- Đối với đất phi nông nghiệp: trong đất chuyên dùng và đất ở thực hiện trong 7 năm đã tăng lên 864,54 ha, hơn gấp 3 lần chỉ tiêu. Trong đó: diện tích tăng nhiều là do khai thác đất làm nguyên vật liệu xây dựng, đây là mâu thuẫn lớn trong việc dành đất cho phát triển nơng nghiệp. Theo phương án quy hoạch, diện tích loại đất này cần hạn chế tăng và phải giảm dần qua các năm, vì đây là loại hình sử dụng khơng ổn định, hơn nữa cịn tác động xấu đến môi trường sinh thái trên địa bàn huyện cũng như ảnh hưởng đến các vùng lân cận do việc đun đốt lò gạch. Đồng thời phải tập trung đầu tư dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp và quỹ đất phục vụ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm phục vụ tốt các nhu cầu đời sống dân sinh cho nhân dân.
- Đối với đất chưa sử dụng: diện tích loại đất này theo quy luật luôn giảm đi để chuyển sang mục đích sử dụng khác. Tuy nhiên, đất bằng chưa sử dụng lại tăng lên với diện tích lớn trong những năm qua.
4.3.5.2. Những vấn đề bất cập về chỉ tiêu quy hoạch
- Chỉ tiêu thống kê đất đai: hệ thống chỉ tiêu thống kê đất đai qua các thời kỳ ln có sự thay đổi, dẫn đến những khó khăn trong q trình đánh giá việc thực hiện quy hoạch khi phải bóc tách riêng các loại đất.
- Chỉ tiêu đất ở (cả đất ở đô thị và đất ở nông thôn) đều thấp hơn so với nhu cầu thực tế về áp lực dân số của huyện. Trong vòng 7 năm thực hiện quy hoạch, đến năm 2007 diện tích đất ở đã vượt so với quy hoạch năm 2010.
- Chỉ tiêu đất giao thông năm 2010 thấp hơn so với nhu cầu xây dựng cơng trình giao thơng thực tế tại địa phương, cần bám sát quy hoạch sử dụng đất giao thông của tỉnh và huyện.
- Chỉ tiêu đất di tích danh lam thắng cảnh, đất tơn giáo tín ngưỡng đều thấp hơn so với nhu cầu thực tế tại huyện, cần bám sát quy hoạch và các quy định về lĩnh vực tơn giáo, tín ngưỡng để phù hợp với điều kiện cũng như phong tục tập quán của từng địa phương trong huyện.
- Thiếu tính khả thi vì nhiều dự báo quỹ đất chưa có cơ sở chắc chắn, nhiều chương trình, dự án kinh tế - xã hội đã xét duyệt nhưng khơng triển khai được vì thiếu vốn, cơng nghệ…
- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa khoa học, chưa có các biện pháp cụ thể cũng như các chế tài hành chính cần thiết để đảm bảo tính thực thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thiếu tính đồng bộ trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ cấp tỉnh đến cấp xã; đặc biệt kế hoạch sử dụng đất các năm của huyện chưa thể hiện được chỉ tiêu sử dụng đất đến từng xã, từng lĩnh vực.
4.3.5.3. Những vấn đề còn tồn tại
- Phương án quy hoạch sử dụng đất của một huyện thường được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đó. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội luôn biến động do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, kéo theo sự thay đổi về chỉ tiêu đất
đai, dẫn đến sự biến động của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Nguồn vốn đầu tư cho các dự án: ở một số địa phương, việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng luôn gặp khó khăn do khơng chủ động được vốn đầu tư, đã làm cho kế hoạch đề ra bị xáo trộn , chậm tiến độ thực hiện và khối lượng cơng việc.
- Trong q trình thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001- 2005) đã phát sinh nhiều tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong và ngồi huyện có nhu cầu sử dụng đất để phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại và dịch vụ nhưng không đăng ký nhu cầu sử dụng đất khi huyện xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm, vì vậy khơng có trong các hạng mục công trình sử dụng đất trong kỳ kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó trong q trình thực hiện huyện đã phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp.
- Thời gian các tổ chức kinh tế lập dự án đầu tư và lập hồ sơ đất đai thực hiện chậm đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Một số hạng mục cơng trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, vì vậy trong năm đó khơng thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và phải chuyển sang năm sau.
- Tại các khu vực thu hồi nhiều đất, một bộ phận nơng dân chưa thích nghi ngay được với việc chuyển đổi nghề sang lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, khả năng quản lý kinh tế, tổ chức cuộc sống gia đình hạn chế đã gặp khó khăn khi sử dụng hết nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Cơng tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở một số địa phương gặp nhiều khó khăn vướng mắc đã làm chậm tiến độ xây dựng các cơng trình của các nhà đầu tư. Tuy nhiên một số tổ chức kinh tế sau khi được phê duyệt đất chậm triển khai xây dựng cơng trình (Cơng ty cổ phần Việt Mỹ).