Đất xám vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết Fq 29,0 0,

Một phần của tài liệu 26527 (Trang 47 - 50)

- Tính khả biến

8. Đất xám vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết Fq 29,0 0,

Đất không điều tra 4.975,81 46,17

Tổng diện tích tự nhiên 10.779,81 100,00

Theo số liệu (bảng 4.1), diện tích đất phù sa glây của hệ thống Sông Hồng 2.184 ha chiếm 20,26%; đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống Sông Hồng 962 ha chiếm 8,92%... là những loại đất điển hình của huyện.

* Đặc điểm khí hậu

Gia Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm khí hậu, thời tiết trong (phụ biểu 01).

- Mùa mưa: thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Đặc biệt có những trận mưa rào có cường độ lớn kèm theo bão từ 3 - 5 ngày, gây ngập úng cục bộ.

- Mùa khơ: lượng mưa ít, có những thời kì khơ hanh kéo dài 15 - 20 ngày, nhiều diện tích canh tác, ao, đầm bị khơ cạn.

- Nhiệt độ trung bình năm là 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,80C (tháng 1). Sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C.

- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng 7 có nhiều giờ nắng trong năm, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.

- Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đơng Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau và gió mùa Đơng Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.

* Nguồn nước

Nguồn nước mặt bao gồm sông Đuống và hàng trăm ao hồ, kênh mương dày đặc rải đều trên các xã, thị trấn trong huyện. Sông Đuống chảy qua phía Bắc và phía Đơng của huyện, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3, là nơi cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thủy nông Gia Thuận, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước quanh năm cho sản xuất và sinh hoạt.

Nguồn nước ngầm: theo số liệu bản đồ quy hoạch, khai thác nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì nguồn nước ngầm tại địa bàn huyện có trữ lượng lớn, tuy nhiên chất lượng nước hạn chế cho việc khai thác nước sạch phục vụ sinh hoạt. Thực tế khảo sát tại vùng, khi khai thác nguồn nước ngầm phải đào giếng có độ sâu trung bình từ 3 đến 6 m và chất lượng nước kém.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Tình hình phát triển kinh tế

Trong 7 năm qua (2000 - 2007), kinh tế của huyện phát triển khá. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân hàng năm là 11,47%, trong đó nơng, lâm, thủy sản tăng 5,93%; công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 24,88%; thương mại, dịch vụ tăng 14,25%. Năm 2007, GDP bình quân đầu người (giá cố định 1994) đạt 4.757 nghìn đồng, giá thực tế đạt 10.168 nghìn đồng gấp 2,45 lần so với năm 2000. Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 52,24% giảm 2,69% so với năm 2000, vượt so với mục tiêu quy hoạch; tỷ

trọng ngành CN - XDCB chiếm 21,57% tăng 8,68% so với năm 2000, đạt 71,9% so với mục tiêu đề ra (năm 2010); ngành thương mại dịch vụ chiếm 26,19% tăng 1,06% so với năm 2001 và vượt so với mục tiêu quy hoạch.

Cơ cấu kinh tế năm 2007 và cơ cấu kinh tế theo quy hoạch đến năm 2010 được thể hiện qua (biểu đồ 4.1, biểu đồ 4.2).

15%

30% 55%

Nông nghiệp, thuỷ sản Tiểu thủ CN, XDCB Thương mại, dịch vụ

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Bình năm 2010

21,57%26,19% 26,19%

52,24%

Nông nghiệp, thuỷ sản Tiểu thủ CN, XDCB Thương mại, dịch vụ

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Bình năm 2007

Sự biến động cơ cấu kinh tế của huyện Gia Bình giai đoạn từ năm 2000 – 2007 và quy hoạch năm 2010 được thể hiện qua (biểu đồ 4.3).

55,0060,80 60,80 55,64 52,24 30,00 21,57 20,70 15,80 15,00 26,19 23,66 23,40 0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2010

Năm Cơ cấu (%)

Nông nghiệp, thuỷ sản Tiểu thủ CN, XDCB Thương mại, dịch vụ

Biểu đồ 4.3. Biến động cơ cấu kinh tế huyện Gia Bình từ năm 2000 – 2007 và quy hoạch đến năm 2010

Một phần của tài liệu 26527 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)