1.3.5.1. Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng tích hợp nội dung giáo dục văn hóa ứng xử vào các mơn học có ưu thế
Hoạt động giáo dục trên lớp là hoạt động giữ vai trò chủ đạo ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Đây là hoạt động giáo dục mà người GV dùng ngôn ngữ và các tháo tác nghiệp vụ sư phạm kích thích chủ thể tiếp nhận kiến thức một cách độc lập, sáng tạo; rèn luyện các kỹ năng thực hành, ứng dụng trong chương trình dạy học, qua đó thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng cho SV.
Thực tiễn chương trình dạy học ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay được xây dựng theo cách tiếp cận chương trình cứng, khó thay đổi về cấu trúc và nội dung các khối/đơn vị kiến thức. Để phát triển chương trình đào tạo, cách làm hiệu quả là xây dựng tích hợp, lồng ghép nội dung mới vào môn học, học phần chiếm ưu thế trong chương trình. Giáo dục VHƯX cho SV theo cách này là tích hợp nội dung giáo dục VHƯX vào các môn học: Cơ sở văn hoá Việt Nam, Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi & sư phạm, Khoa học giao tiếp, Mỹ học... Bản chất của con đường này là hoà trộn nội dung giáo dục VHƯX vào nội dung môn học tạo thành một khối thống nhất để giáo dục SV. Qua đó, khơng chỉ thực hiện được mục tiêu vốn có của mơn học mà còn thực hiện được nhiệm vụ giáo dục VHƯX cho SV. VHƯX khơng phải là cái gì đó rất xa xơi, khó thực hiện khi dạy cho SV. Dạy SV phải bắt đầu từ những điều thực tế, tình huống cụ thể. Vì vậy, trong các mơn học việc tích hợp và lồng ghép chuẩn mực đạo đức thực tế phù hợp trong giao tiếp, ứng xử học đường là quan trọng. Hiện nay, chúng ta vẫn bắt gặp ở lớp trẻ những người không nắm vững các mốc lịch sử, cịn trong ngơn ngữ thì khơng nắm vững các thành ngữ dân tộc, hay nói gọn lại là sự hiểu biết về văn hóa và về cội nguồn của dân tộc rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, giáo dục trong nhà trường ngoài việc dạy các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật hiện đại, thì cần chú trọng hơn nữa đến việc dạy quốc ngữ, quốc sử, quốc văn, phải dạy những nội dung rất cơ bản về văn hóa của dân tộc. Lồng ghép nội dung giáo dục VHƯX vào một số mơn học có ưu thế để giảng giải cho các em hiểu và nắm bắt những giá trị đạo đức,
cách sống và lối sống lành mạnh, biết kính trên nhường dưới... giúp SV biết tự giác điều chỉnh hành vi, biến kiến thức đã trang bị thành hành vi cụ thể, để thể hiện với mọi người xung quanh, cái tốt thì học, cái xấu phải biết tránh xa. Dạy cho các em cách giao tiếp có văn hố, cách cư xử với mọi người trong cuộc sống hàng ngày, ý thức chấp hành nội quy, quy chế, chấp hành pháp luật... Thực tế cho thấy việc bỏ quên các giá trị lịch sử ở giới trẻ sẽ khiến các em đánh mất các chuẩn giá trị của văn hóa dân tộc từ đó có thể đưa các em đến chỗ có những hành vi sai lệch, đi ngược lại chuẩn mực, giá trị, đạo đức xã hội.
1.3.5.2. Thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trong các nhà trường đại học, cao đẳng, bên cạnh hoạt động học tập, thì hoạt động GDNGLL cũng là phương tiện chủ yếu của cơng tác giáo dục văn hố, giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho SV. Đây là những hoạt động được thực hiện bởi SV, do SV là chủ thể, dưới vai trò định hướng của nhà giáo dục. Hoạt động GDNGLL tạo nên sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường [19].
GDNGLL giúp SV bổ sung, củng cố hoàn thiện kiến thức chuyên ngành, nâng cao trình độ nhận thức chung đối với các vấn đề của cuộc sống, tăng cường những hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc. Đồng thời phát triển cho SV một số năng lực như: Năng lực giao tiếp; năng lực tổ chức hoạt động xã hội; năng lực quản lí; năng lực hợp tác và hồ nhập; năng lực tự hồn thiện; năng lực thích ứng...GDNGLL còn giáo dục cho SV ý thức, thái độ, tình cảm đúng với hệ giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội, biết tỏ thái độ đúng đắn trước các vấn đề của cuộc sống, biết yêu quý, trân trọng các giá trị tốt đẹp, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái, tiêu cực [19].
Với tính chất là một phương tiện giáo dục, hoạt động GDNGLL là một bộ phận, một loại hình hoạt động có sức ảnh hưởng sâu và lan tỏa mạnh mẽ đối với các dạng hoạt động khác của SV như học tập, NCKH, hoạt động xã hội...
Từ những đặc trưng cơ bản trên, tổ chức hoạt động GDNGLL cho SV cần xác định mục tiêu, nội dung, cách thức phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục và
đào tạo. Đồng thời đảm bảo vừa hỗ trợ và phục vụ trực tiếp, vừa có tác dụng phát triển các mục tiêu và nội dung giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Bởi, xuất phát từ chương trình đào tạo và đặc điểm nhân cách lứa tuổi SV, tổ chức hoạt động GDNGLL hợp lý vừa thỏa mãn các nhu cầu chính đáng, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả thời gian ngoài giờ học trên lớp, giúp SV phát triển nhân cách vừa tạo những sân chơi lành mạnh, tạo môi trường trải nghiệm và thể hiện tích cực, có tác dụng hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đang xâm nhập mạnh mẽ vào các giảng đường hiện nay. Bên cạnh đó, hoạt động GDNGLL với tính chất là hoạt động tập thể nếu được tổ chức tốt sẽ huy động được các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường, là điều kiện và môi trường giáo dục tốt cho SV [19].
Hoạt động GDNGLL là hoạt động đồn thể, với tính tổ chức, tính kỷ luật, tính tập thể cao. Giáo dục VHƯX cho SV qua tổ chức hoạt động GDNGLL cịn hình thành cho SV năng lực tổ chức, năng lực thích ứng, năng lực đánh giá, năng lực tự hoàn thiện cũng như một số kĩ năng cần thiết khác như kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng lựa chọn và giáo dục các giá trị văn hóa trong xã hội. Đây là những năng lực cần thiết giúp cho SV thành công trong cuộc sống sau này. Qua sự phân tích trên cho thấy hoạt động GDNGLL trong nhà trường là một con đường, phương tiện khả thi trong giáo dục VHƯX cho SV [19].
1.3.5.3. Thông qua các buổi sinh hoạt chính trị
Hiện nay chưa có một chuẩn mực hay bài học cụ thể nào giáo dục SV về VHƯX. Nên việc ứng xử một cách “có văn hóa” đơi khi cũng khó khăn với cả những người được cho là “có văn hóa”. Ngành giáo dục cũng chưa chú trọng việc dạy VHƯX, nên đã dẫn đến tình trạng thiếu văn hóa trong ứng xử của giới trẻ. Phải thừa nhận, giới trẻ hiện nay có nhiều cái được như: kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén, nhưng bên cạnh đó, một lực lượng khơng nhỏ lại “thiếu văn hóa” trong ứng xử. Người ta khơng cịn lạ với chuyện quát tháo ầm ĩ trên điện thoại; chuyện vô tư cho cả hai chân lên ghế khi vào quán; chuyện nói tục, chửi thề làm tiếng đệm đầu mơi; chuyện nạt nộ, nặng lời với người lớn tuổi khi xảy ra va quẹt trên đường… Đó là chưa nói đến chuyện chen lấn, giành
giật trước các quầy vé tàu xe; chuyện nẹt pô xe trước cổng bệnh viện, trường học… đã trở thành thói quen của nhiều bạn trẻ [23].
Trong các trường đại học, cao đẳng, công tác giáo dục văn hóa học đường, cụ thể là giáo dục VHƯX chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng mức. Với quan điểm SV là người đã trưởng thành, có đủ tư cách công dân nên nhà trường chưa thật sự quan tâm. Mặt khác, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là hoạt động trong môi trường mạng Internet, viễn thơng khơng dây…có nhiều yếu tố bất lợi, không tạo ra hành lang “thói quen” hấp dẫn SV rèn luyện, chuyển đổi hành vi tốt, có lợi trong giao tiếp, ứng xử.
Chính vì vậy, việc tổ chức tuần sinh hoạt chính trị cho SV ngay từ đầu năm học là việc làm quan trọng và cần thiết. Trong tuần sinh hoạt, SV sẽ được nhà trường cung cấp các nội dung chính sau:
- Quyền lợi và nghĩa vụ của SV; - Các quy định cụ thể đối với SV; - Các nội quy, quy chế của nhà trường;
- Mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường;
- Quy chế đào tạo và hệ thống hỗ trợ học tập, vai trị của cơng nghệ thơng tin và ngoại ngữ trong hoạt động học tập và làm việc trong thời đại hiện nay;
- Các Nghị quyết của Trung ương về thanh niên và đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Những hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và thế giới; hiểu biết về trật tự an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội.
Với những nội dung trên, SV sẽ có những hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực quan trọng trong đời sống chính trị - văn hóa - xã hội, làm nền tảng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ của SV trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Từ đó tạo dựng cơ sở để SV ứng xử có văn hóa với các nội quy, quy chế của nhà trường.
1.3.5.4. Thông qua tấm gương đạo đức của chính các thầy cơ giáo
Trong giáo dục, cụ thể là trong công việc dạy học của thầy, cơ có mang dấu ấn của cá nhân rất sâu sắc. Vai trò của người thầy rất quan trọng và vì việc dạy học
mang dấu ấn cá nhân, cho nên người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người dạy học bằng cả nhân cách của chính mình. Sản phẩm cuối cùng của giáo dục là nhân cách người học. UNESCO đã tổng kết người dạy phải tạo cho SV thấy rõ việc học ở trường “là để biết, để làm, để cùng chung sống, để làm người”. Người thầy giáo hiện nay chưa làm rõ việc này thì chưa phải thầy giáo thế kỷ XXI. Để tạo nên nhân cách người học, trước hết ông thầy phải là người có nhân cách, người thầy phải biết thuyết phục SV bằng chính nhân cách của mình. “Ứng xử học đường nói chung là phong cách giao tiếp trong nhà trường, để “thầy ra thầy, trị ra trị”. Thầy cơ giáo phải là tấm gương sáng về lối sống, nếp sống cho trò noi theo. Thầy cơ giáo tham lam, vịi vĩnh cha mẹ SV, nói tục, sinh hoạt đàng điếm làm sao dạy học trị “nói lời hay, làm việc tốt”, làm sao đĩnh đạc trên bục giảng để giảng về “tiên học lễ, hậu học văn”. Thầy cô nghiện thuốc lá, uống rượu say, làm sao bảo được trò đừng hút thuốc, chớ ma men” [27].
Nhân cách của thầy cô là hình mẫu giáo dục rất quan trọng. Nếu thầy, cô giáo gương mẫu, làm tốt công việc của mình thì SV sẽ nhìn vào đó như một tấm gương. Nhà giáo dục học người Nga Usinxki nói “Nhân cách của người thầy giáo có một sức mạnh to lớn đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng những lời khuyên bảo về đạo đức, hay bằng một hệ thống những khen thưởng và kỷ lt nào cả”. Vì vậy, thầy, cơ phải có tâm huyết, phải ln nghĩ rằng mình là thần tượng của học trị thì sẽ có những cư xử đúng mực... phải xác định được rằng nhà trường không phải chỉ dạy chữ mà còn dạy làm người cho các thế hệ. Vai trò và nhiệm vụ vẻ vang ấy đòi hỏi người thầy phải không ngừng vươn lên khẳng định vị trí của mình. Phương pháp lao động sư phạm và giao tiếp ứng xử của người giáo viên phải được coi là mẫu mực cho xã hội.
Kết luận chương 1
SV là chủ tương lai của đất nước, là nguồn lực cơ bản trong nguồn lực con người ở nước ta. Trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, SV đóng một vai trị quan trọng. Trên thực tế, họ đang giữ vị trí xung kích ở nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục VHƯX cho SV là nhằm phát huy tối đa vai trò của nguồn lực này đối với sự nghiệp CNH - HĐH. Ở nước ta hiện nay, trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao thoa văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới. Vấn đề bức xúc đặt ra là phải kết hợp những giá trị truyền thống và giá trị hiện đại trong giáo dục văn hóa cho SV. Xây dựng văn hố học đường tốt là góp phần đắc lực cho cơng cuộc xây dựng các thế hệ cơng dân lành mạnh, có tri thức cho xã hội mai sau.
Trong nhà trường cao đẳng giáo dục VHƯX cho SV phải thực hiện các nhiệm vụ như: Giáo dục cho SV tri thức về chuẩn mực đạo đức xã hội; giáo dục cho SV có nhưng xúc cảm, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội; giáo dục cho SV có những hành vi và thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Để thực hiện được những nhiệm vụ trên thì người giáo viên có thể giáo dục thơng qua việc lồng ghép tích hợp vào những mơn học có ưu thế trong q trình dạy học; thơng qua tổ chức hoạt động GDNGLL; thông qua các buổi sinh hoạt chính trị; thơng qua tấm gương đạo đức của chính thầy cô.
Những kết luận về quan niệm, nội dung, vai trò giáo dục VHƯX ở chương 1 là cơ sở lý luận, phương pháp luận để tiếp cận nội dung của các chương tiếp theo của luận văn.
Chương 2: Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc