Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên vào việc giảng dạy các môn học có ưu thế

Một phần của tài liệu 26872 (Trang 66 - 68)

56 19,45 Trước những hành

3.3.1.Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên vào việc giảng dạy các môn học có ưu thế

viên vào việc giảng dạy các mơn học có ưu thế

Thực chất giáo dục VHƯX cho SV không được sắp xếp thành một mơn học chính khố trong các Trường Cao đẳng VHNT, nó được thực hiện lồng ghép, tích hợp thơng qua nhiều hoạt động khác nhau, mà trong đó giảng dạy các mơn học là một hoạt động quan trọng. Trong hệ thống môn học ở Trường Cao đẳng VHNT được chia thành một số bộ phận: những môn học đại cương, những môn học chuyên ngành, những môn học nghiệp vụ, lý luận và phương pháp giảng dạy các bộ môn.... Việc giảng dạy các môn học này có ý nghĩa khác nhau trong việc hình thành các phẩm chất nhân cách con người nói chung và phẩm chất nghề nghiệp nói riêng cho SV Cao đẳng VHNT. Chính vì vậy, người GV cần xác định đúng tính chất tích hợp chứa đựng trong mỗi mơn học và có ý thức giáo dục VHƯX cho SV, giúp các em có những hành vi văn hoá phù hợp với chuẩm mực xã hội.

3.3.1.1. Mục tiêu

Việc lồng ghép các nội dung giáo dục VHƯX với việc giảng dạy các môn học nhằm làm cho nội dung các môn học thêm phong phú, không xa rời thực tiễn sinh động, SV sẽ nắm được cách ứng xử có văn hố trong những trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, SV sẽ có định hướng đúng đắn, phù hợp về giá trị đạo đức xã hội, có ý thức rèn luyện, tránh mắc phải những hành vi lệch chuẩn.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

Lựa chọn các nội dung thích hợp có liên quan đến VHƯX; xác định khả năng lồng ghép của mỗi môn học; thiết kế bài giảng theo hướng liên mơn, tích hợp.

Muốn vậy, GV cần: biết xác lập các mục tiêu của bài giảng (mục tiêu chung của nội dung bài học (vốn có) và phần nội dung giáo dục VHƯX định đưa vào); biết phân tích, rà sốt chương trình mơn học/học phần để phát hiện những “địa chỉ” có thể tích hợp nội dung giáo dục VHƯX theo mức độ tích hợp tồn bài, tích hợp từng phần hoặc liên hệ bổ sung; xác định phù hợp các nội dung giáo dục VHƯX tích hợp vào nội dung bài học của môn học/học phần ưu thế; đảm bảo tính lơgic, tính hệ thống, tránh trùng lặp, thích hợp với trình độ của SV, khơng làm cho cấu trúc của bài học bị phá vỡ; có đủ các tài liệu tham khảo và phương tiện dạy học bổ trợ.

3.3.1.3. Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện

Dựa trên chương trình do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, xây dựng chương trình giáo dục VHƯX cho SV, cải tiến chương trình đào tạo theo hướng tăng cường các nội dung giáo dục VHƯX vào hoạt động của SV để giúp SV biết cách giao tiếp ứng xử với thầy cô, bạn bè...có được những hành vi văn hố phù hợp. Nội dung giáo dục VHƯX có thể tích hợp, lồng ghép vào chương trình ngoại khố của mơn học, học phần có ưu thế; các học phần tự chọn, hoạt động GDNGLL, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên của SV. Đây có thể coi là chương trình đáp ứng nhu cầu SV, gắn với những yêu cầu của đòi hỏi đạo đức xã hội.

Nhà trường cần tạo được sự đồng thuận, khơi gợi tính tự giác, tích cực, lịng nhiệt tình và sức sáng tạo của CBQL, GV và SV trong xây dựng nội dung giáo dục tích hợp và tổ chức quá trình giáo dục VHƯX cho SV gắn với nội dung môn học.

Một phần của tài liệu 26872 (Trang 66 - 68)