Cơ sở đề xuất biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc

Một phần của tài liệu 26872 (Trang 64 - 65)

56 19,45 Trước những hành

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc

Trong cơng cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta khẳng định và chủ trương: Sự nghiệp CNH - HĐH đất nước phải coi trọng việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc, nghĩa là giải quyết một cách khoa học, bảo đảm sự hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, lấy con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Điều đó cũng có nghĩa quan điểm của Đảng ta một mặt khơng chỉ nhìn truyền thống văn hóa dân tộc như cái gì đó bất biến, cố hữu mà mặt khác, cần biết giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc, vừa tiến lên văn minh hiện đại vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc, tạo lập con đường phát triển ổn định, bền vững. Đó là phương thức của sự phát triển lấy truyền thống làm cơ sở tiến lên hiện đại, ngược lại, trên cơ sở hiện đại nâng cao và làm phong phú truyền thống, không ngừng tăng cường tiềm lực nội sinh.

Từ quan điểm của Đảng ta trên đây, nhiệm vụ của hai ngành Giáo dục và Văn hóa phải hiện thực hóa được Nghị quyết Trung ương Đảng vào cuộc sống. Nói như GS.TS Phạm Minh Hạc “Một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục - đào tạo (nhà trường, gia đình, xã hội) là phải làm chuyển các tri thức cung cấp cho SV thành vốn văn hóa của mỗi người: nhân cách văn hóa, nếp sống và lối sống văn hóa (nhất là ứng xử văn hóa, thái độ văn hóa trong cư xử giữa con người và con người, con người với gia đình, cộng đồng và xã hội, với môi trường tự nhiên)” [14], [16].

Ngay từ ngày 15 /03/1994 hai Bộ Văn hóa thơng tin, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ký Thông tư liên bộ về việc “Phối hợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thơng tin trong trường học” [5].

Ngày 21/08/1996 hai Bộ cũng đã ký thông tư liên tịch về “Phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên âm nhạc - mỹ thuật phục vụ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh mẫu giáo, phổ thông” [3].

Văn bản được ký kết gần đây nhất nhằm triển khai cuộc vận động văn hóa lớn mang tên “Toàn dân Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là kế hoạch phối hợp số 2723/CTCT do Bộ trưởng của hai bộ ký vào ngày 12/04/2001 nhằm đưa ra những tiêu chí xây dựng phát triển đời sống văn hóa trong nhà trường và tiêu chí để đánh giá “Trường học có đời sống văn hóa tốt” [4].

Một phần của tài liệu 26872 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)