56 19,45 Trước những hành
3.3.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá; khuyến khích sinh viên tự kiểm tra, tự đánh giá; xây dựng và thực hiện quy chế khen thưởng và trách phạt rõ
tra, tự đánh giá; xây dựng và thực hiện quy chế khen thưởng và trách phạt rõ ràng, hợp lý
3.3.6.1. Mục tiêu
Phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực trong đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử của SV, hình thành ở SV khả năng, ý thức tự kiểm tra, tự đánh giá. Xây dựng một hành lang pháp lý cho việc khen thưởng, trách phạt đối với SV trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí, có tác dụng giáo dục và răn đe đối với SV, từ đó góp phần giáo dục VHƯX cho SV.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Cần thường xuyên kiểm tra lối sống, hành vi, cách giao tiếp ứng xử của SV, việc chấp hành nội quy của SV, các quan hệ xã hội, việc làm thêm, nơi ở của SV... Kiểm tra, đánh giá để kịp thời thu được những thông tin phản hồi về nhiều vấn đề, trong đó có đạo đức của SV, để từ đó có biện pháp giáo dục hợp lý và hiệu quả hơn. Việc kiểm tra, đánh giá như vậy sẽ có tác dụng ngăn chặn từ xa đối với những thái độ đi ngược lại chuẩn mực đạo đức xã hội.
Bên cạnh việc kiểm tra đánh giá, cần có biện pháp khen thưởng, khuyến khích động viên những SV có thành tích cao trong học tập, gương mẫu trong việc thực hiện các quy định của nhà trường trong lối sống, trong giao tiếp ứng xử. Đồng thời có mức độ trách phạt và xử lý nghiêm khắc đối với những biểu hiện tiêu cực (lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vi phạm nội quy, quy định của trường, gian lận trong thi cử, vô lễ với GV....).
3.3.6.3. Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện
Việc kiểm tra đánh giá phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, có kế hoạch khoa học và hợp lý; tuyệt đối tránh bệnh hình thức đối phó, chiếu lệ; phát huy tinh thần tự giác, chủ động của SV; biến quá trình kiểm tra, đánh giá của các lực lượng giáo dục thành hoạt động tự kiểm tra, tự đánh giá của SV; cần có sự tham gia phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục, giúp cho hoạt động này phản ánh đúng thực trạng vấn đề cần kiểm tra, đánh giá.
Xây dựng quy chế khen thưởng, trách phạt hợp lý với các lực lượng tham gia khi đánh giá kết quả hoạt động. Khen thưởng, trách phạt phải đảm bảo khách quan, cơng bằng, cơng khai, có tính giáo dục và phát triển; tính kế hoạch và tính hệ thống; kết hợp khen thưởng thường xuyên và khen thưởng quá trình.